Thuế quan Trump sẽ đẩy ngành thép Trung Quốc vào khủng hoảng sâu hơn?

12/02/2025 15:47
12-02-2025 15:47:39+07:00

Thuế quan Trump sẽ đẩy ngành thép Trung Quốc vào khủng hoảng sâu hơn?

Mặc dù mức thuế mới với thép và nhôm của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào toàn cầu chứ không riêng Trung Quốc, các chuyên gia cảnh báo động thái này có thể làm trầm trọng thêm khó khăn của ngành thép nước này và kích hoạt làn sóng bảo hộ toàn cầu.

Một nhà máy của Baoshan Iron & Steel, công ty con của Tập đoàn Thép China Baowu, tại Thượng Hải. Nhiều chính phủ đã bày tỏ lo ngại về làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm cả thép, có thể gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước và đe dọa việc làm của người lao động.

Ở góc độ thống kê, tác động trực tiếp của thuế quan mới lên Trung Quốc có vẻ không đáng kể. Theo Capital Economics, xuất khẩu thép và nhôm sang Mỹ năm 2024 chỉ đạt 2,500 tỷ USD, chiếm 0.5% tổng kim ngạch xuất khẩu và 0.01% GDP. Với mức thuế hiện tại đã cao (47.5% với một số sản phẩm thép và 32.5% với nhôm), việc tăng thêm thuế được dự báo sẽ có tác động hạn chế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo thuế quan mới 25% của Trump có thể khiến việc giải quyết tình trạng dư thừa công suất - vốn đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất Trung Quốc trong phần lớn thời gian sau đại dịch - trở nên khó khăn hơn.

Trong báo cáo công bố vào ngày 11/02, Alvin Tan, Trưởng bộ phận Chiến lược FX châu Á tại RBC Capital Markets, cho biết các mức thuế "gián tiếp ảnh hưởng đến Trung Quốc" vì nước này là nhà sản xuất lớn nhất cả thép và nhôm. "Xuất khẩu các sản phẩm này của Trung Quốc đang tăng lên do nhu cầu trong nước từ ngành xây dựng đã giảm mạnh cùng với sự suy thoái của thị trường nhà ở", ông cho biết.

Theo đánh giá của Fitch Ratings, xây dựng căn hộ và các dự án cơ sở hạ tầng chiếm tới 55% nhu cầu thép nội địa Trung Quốc nhưng khó có khả năng phục hồi mạnh trong thời gian tới. Điều này buộc các nhà sản xuất phải tìm đến thị trường xuất khẩu. Thực tế cho thấy, dù sản lượng thép Trung Quốc đã giảm 1.7% trong năm ngoái xuống còn hơn 1 tỷ tấn, xuất khẩu lại đạt kỷ lục 110.7 triệu tấn, tăng 23% so với năm 2023.

Đáng chú ý, giá thép và nhôm đã giảm mạnh ngay cả khi sản lượng tăng vọt, cho thấy dấu hiệu các nhà sản xuất Trung Quốc đang xuất khẩu giảm phát sang các nước khác. Trước làn sóng hàng hóa giá rẻ này, nhiều chính phủ đã bày tỏ lo ngại về thiệt hại có thể xảy ra với các nhà sản xuất địa phương và việc làm trong nước.

Phản ứng bảo hộ đã nhanh chóng xuất hiện: Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng Trung Quốc vào tháng 7/2024, trong khi Ấn Độ áp thuế lên đến 30% vào tháng 9.

"Trong ngắn hạn, [các nhà sản xuất thép Trung Quốc] sẽ không lo lắng về Mỹ, nhưng họ sẽ lo lắng về cách các nước khác có thể phản ứng", Xu Xiaofeng, Giám đốc cấp cao tại công ty luật thương mại quốc tế Sandler, Travis và Rosenberg, nhận định.

Một rủi ro là các nước như Mexico có thể tăng thuế với hàng Trung Quốc để tránh bị Mỹ coi là đang giúp lách thuế. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc có thể phải cạnh tranh trong một thị trường nhỏ hơn, nếu nhiều nhà sản xuất thép chọn chuyển hướng sang các thị trường khác ngoài Mỹ.

"Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu sẽ càng khó khăn hơn đối với các nhà sản xuất thép Trung Quốc trong thời gian tới", Xu nói thêm.

Thuế thép và nhôm được công bố một tuần sau khi Trump áp thêm 10% thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh nhanh chóng đáp trả bằng một loạt biện pháp, bao gồm áp thuế có mục tiêu đối với dầu thô và các nguồn năng lượng khác nhập khẩu từ Mỹ, cũng như điều tra Google và đưa thêm nhiều công ty Mỹ vào danh sách đen.

Ngành thép Trung Quốc chìm sâu trong thua lỗ

Hàng rào thuế quan mới được đưa ra ngay khi các nhà sản xuất thép lớn của Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có.

Maanshan Iron & Steel dự kiến lỗ ròng 4.59 tỷ Nhân dân tệ (629 triệu USD) trong năm 2024, cao gấp ba lần năm trước. Angang Steel, thuộc tập đoàn Ansteel Group – nhà sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Baowu và ArcelorMittal – dự báo lỗ còn lớn hơn với 7.10 tỷ Nhân dân tệ, tăng gấp đôi.

Chủ tịch hai công ty này đều nhấn mạnh áp lực từ mất cân bằng cung cầu, giá thép thấp và chi phí nguyên liệu cao. Sự kết hợp của các yếu tố này kéo giảm biên lợi nhuận, đồng thời gây áp lực khổng lồ lên hoạt động sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ tịch Angang Steel Wang Jun mô tả nhu cầu hạ nguồn đang trong tình trạng "yếu kém kéo dài". Để đối phó, Angang Steel đã triển khai chiến lược "mở rộng xuất khẩu", cùng với các biện pháp như cắt giảm chi phí và "chiến lược mua sắm cơ hội". Tuy nhiên, ông Wang thừa nhận "những nỗ lực này là chưa đủ để bù đắp hoàn toàn tác động tiêu cực từ việc thu hẹp liên tục chênh lệch giá thị trường ở đầu cung và đầu bán".

Nhìn chung, ngành thép Trung Quốc ghi nhận tổng lợi nhuận năm 2024 giảm 50% xuống còn 42.9 tỷ Nhân dân tệ, với biên lợi nhuận chỉ còn 0.71% so với 1.33% năm 2023. Hiện nay, trong top 10 nhà sản xuất thép thế giới, hơn một nửa là công ty Trung Quốc, trong khi các đối thủ Mỹ như Nucor, U.S. Steel và Cleveland-Cliffs lần lượt chỉ đứng thứ 15, 24 và 22.

Đứng trước áp lực này, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ kiện lên WTO. Tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai, Guo Jiakun, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã khẳng định: "Không có lối thoát nào cho chủ nghĩa bảo hộ. Và không có người chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại và thuế quan".

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI

- 14:45 12/02/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các hãng buôn hàng hóa tiếp tục kiếm bộn lợi nhuận

Lợi nhuận của các hãng buôn hàng hóa hàng đầu thế giới không còn bùng nổ như sau cuộc chiến Nga-Ukraine nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử. Các hãng này tiếp tục...

Airbnb kinh doanh ra sao trên toàn cầu?

Airbnb (nền tảng trực tuyến kết nối chủ nhà có phòng trống với khách du lịch cần nhu cầu thuê chỗ ở ngắn hạn) hiện diện ở hơn 220 quốc gia và khu vực với hơn 100...

Nhà xuất khẩu Mỹ tìm cách tận dụng thuế đối ứng để bán hàng

Các nhà xuất khẩu Mỹ đã thúc giục chính quyền Tổng thống Donald Trump gây áp lực, buộc các nước liên quan dỡ bỏ rào cản thương mại nếu không sẽ bị “tính” vào thuế...

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed tăng vượt dự báo

Thước đo lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 2, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nỗ lực kiềm chế giá cả của cơ...

Trump vừa áp thuế 25%, vừa muốn các hãng xe không tăng giá bán

Trong một cuộc gọi đầy căng thẳng với các CEO hàng đầu của ngành công nghiệp ô tô Mỹ cách đây không lâu, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra cảnh báo: Họ tốt hơn nên...

Ngành ôtô toàn cầu hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến ngành công nghiệp ôtô toàn cầu gặp khó khăn, giảm sản lượng và tăng giá xe.

Trung Quốc tiến hành các thủ tục tiếp theo trong vụ kiện Mỹ lên WTO

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ Bắc Kinh sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong vụ kiện Mỹ theo đúng quy định của WTO.

Trump dọa áp thuế "cao hơn nhiều" nếu EU và Canada hợp tác chống lại Mỹ

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt thuế quan "cao hơn nhiều" với Liên minh châu Âu (EU) và Canada nếu họ hợp tác chống lại các biện pháp thuế quan thương mại...

Bill Gates: 10 năm tới, AI sẽ thay thế bác sĩ và giáo viên, con người không còn cần thiết trong hầu hết lĩnh vực

Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ khiến con người không còn cần thiết "trong hầu hết lĩnh vực" trên thế giới.

Trump áp thuế xe ô tô, ai cũng thiệt, riêng Tesla của Elon Musk hưởng lợi lớn

Trong khi vô số hãng xe chịu thiệt hại sau khi Trump áp thuế 25% với ô tô nhập khẩu, Tesla của Elon Musk nổi lên như công ty hưởng lợi hiếm hoi.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98