Ngành ôtô toàn cầu hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Mỹ

28/03/2025 13:22
28-03-2025 13:22:00+07:00

Ngành ôtô toàn cầu hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến ngành công nghiệp ôtô toàn cầu gặp khó khăn, giảm sản lượng và tăng giá xe.

Ôtô đỗ tại cảng ở Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngành công nghiệp ôtô toàn cầu rơi vào hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ làm tăng giá xe và giảm sản lượng ôtô của Mỹ, gây thiệt hại tới 110 tỷ USD cho các nhà sản xuất ôtô.

Tuyên bố của ông Trump vào tối 26/3 áp mức thuế 25% đối với ôtô nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ khiến các nhà sản xuất ôtô chạy đua để tìm hiểu chi tiết của chính sách và xác định các trường hợp có thể được miễn thuế nhằm giảm bớt tác động đối với ngành này.

Theo Financial Times, mọi nhà sản xuất ôtô, gồm cả Tesla và ba nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ là General Motors (GM), Ford và Stellantis, đều sẽ bị ảnh hưởng.

Các mức thuế quan mới nhằm thúc đẩy ngành ôtô Mỹ, song cổ phiếu của Ford và GM lần lượt giảm 4,4 % và 8,2 % vào sáng 26/3 tại New York.

Ford sản xuất ít xe hơn ở Mexico và Canada so với hãng đối thủ GM. Doanh thu trước thuế của hai hãng này có thể giảm tới 30% trong năm nay do chính sách thuế, ngay cả khi họ đã tăng giá và sắp xếp lại chuỗi cung ứng để sử dụng nhiều hơn linh kiện sản xuất tại Mỹ, theo ước tính của các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Bernstein.

Gần một nửa số xe được bán tại Mỹ là xe nhập khẩu, trong khi những xe lắp ráp tại Mỹ trung bình có gần 60% bộ phận được nhập từ nước ngoài.

Công ty nghiên cứu Bernstein cho biết mức thuế quan có thể khiến các nhà sản xuất ôtô mất 110 tỷ USD mỗi năm. Mức thuế 25% sẽ được áp dụng ngoài mức thuế mà ông Trump đã công bố đối với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Trung Quốc.

Các mức thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 3/4, cùng với các mức thuế có đi có lại đối với các đối tác thương mại của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố cùng ngày.

Nhà phân tích tại Barclays, Dan Levy, nhận định, chắc chắn đối với một số xe nhập khẩu từ ngoài khu vực Bắc Mỹ, tổng mức thuế có thể lên tới 40-50%.

Nhà Trắng cho biết mức thuế này cũng áp dụng cho các bộ phận lõi của ô tô như động cơ và hộp số trong khi quy trình xem xét mở rộng mức thuế sang các phụ tùng khác, nếu cần, đang được tiến hành.

Ngân hàng Bank of America ước tính giá của một số xe có thể tăng tới 10.000 USD và số ôtô bán tại Mỹ có thể giảm tới 3 triệu xe (gần 20%) so với năm ngoái.

Công ty nghiên cứu thị trường Cox Automotive dự báo, nếu mức thuế được áp dụng vào tuần tới, rối loạn trong chuỗi cung ứng sẽ gây gián đoạn hoạt động sản xuất xe ở Bắc Mỹ vào giữa tháng Tư, khiến các nhà máy tại Mỹ sản xuất ít hơn 20.000 xe/ngày (khoảng 30%) so với hiện tại.

Các nhà sản xuất phụ tùng ôtô cũng cảnh báo sẽ không chịu được mức thuế mới và đang có kế hoạch chuyển chi phí thuế quan bổ sung cho người tiêu dùng.

Nếu gánh nặng chi phí được chuyển cho khách hàng và giá xe tại Mỹ trở nên quá đắt, các nhà sản xuất ôtô có thể chọn bán xe ở các thị trường khác.

Ngay cả trước tuyên bố của ông Trump, một nhà sản xuất ôtô "tầm trung," sản xuất xe tại Mexico, đã cân nhắc giảm lượng xe bán sang Mỹ và bán nhiều hơn ở Trung Mỹ. Nhà sản xuất ôtô này cho biết sẽ không thể bán xe ở Mỹ nếu hãng tăng giá xe 25%.

Tesla của tỷ phú Elon Musk sẽ có vị thế tốt nhất trong số các nhà sản xuất ôtô Mỹ, với cơ sở sản xuất vững chắc tại Mỹ, mặc dù xe điện của hãng cũng sử dụng nhiều linh kiện nước ngoài.

Các thương hiệu xa xỉ của châu Âu và Anh như Porsche, Jaguar Land Rover và Bentley sẽ bị ảnh hưởng bởi không có năng lực sản xuất tại Mỹ.

Ngày 26/3, hãng Ferrari cho biết sẽ tăng giá tới 10% đối với một số mẫu xe trong khi xác nhận các mục tiêu tài chính của hãng không thay đổi trong năm nay.

Theo một cố vấn trong ngành, các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức với thị trường đại chúng và lượng xe bán lớn sẽ chịu tác động nặng nề.

Các công ty ô tô Nhật Bản có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi xuất khẩu sang Mỹ gần 1,4 triệu xe trị giá 40 tỷ USD trong năm 2024, nhiều nhất sau Mexico - nơi họ là nhà sản xuất số một.

Trong khi đó, Mazda và Sabaru là những hãng dễ bị tổn thương nhất do ôtô lắp ráp tại Mỹ phụ thuộc nhiều vào các linh kiện có nguồn gốc từ nước ngoài.

Tờ Financial Times dẫn lời nhà phân tích Seiji Sugiura tại Phòng thí nghiệm tình báo Tokai Tokyo ước tính 7 nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Nhật Bản sẽ chịu thiệt hại 23,7 tỷ USD và cho rằng thuế quan sẽ gây thua lỗ cho Nissan và Mazda trừ phi họ thực hiện các biện pháp đối phó như tăng giá.

Minh Hợp

VIETNAMPLUS

- 10:36 28/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát từ khi nào?

Thương chiến đã gây ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu và nó đang nóng lên hơn bao giờ hết. Bộ câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra hiểu biết cơ...

Boeing rút máy bay khỏi Trung Quốc

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, tập đoàn Boeing đã đưa một số máy bay khỏi Trung Quốc và chuyển ngược...

Kinh tế Đức nguy cơ thất thu 330 tỷ USD trong 4 năm

Viện Kinh tế Đức cảnh báo tổn thất trực tiếp của Đức do các biện pháp thuế quan của Mỹ có thể lên tới 200 tỷ euro, tương đương 1,2% GDP hằng năm từ nay đến năm 2028.

Trump có quyền sa thải Chủ tịch Fed hay không?

Khi Donald Trump tuyên bố rằng ông có quyền sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, ông đã thách thức một tiền lệ pháp lý đã bảo vệ Fed khỏi sự can thiệp chính trị...

Hậu trường vụ hoãn thuế: Các cố vấn tranh thủ thuyết phục Trump khi Peter Navarro vắng mặt

Giữa lúc thị trường hoảng loạn, hai bộ trưởng hàng đầu của Trump đã tìm cách thuyết phục Tổng thống Mỹ tạm hoãn thuế quan.

Chính phủ không phải là startup

Chính phủ không nên được vận hành như các công ty khởi nghiệp (startup), bởi vì hai bên phục vụ những mục đích khác nhau, chịu trách nhiệm với các đối tượng khác...

Thuế quan không phải lối thoát cho thâm hụt thương mại của Mỹ

Muốn tái cân bằng thương mại với thế giới, nước Mỹ không nên đặt cược vào thuế quan. Thay vào đó, ưu tiên hàng đầu nên là nâng cao năng lực xuất khẩu.

OpenAI siết chặt kiểm soát để ngăn các đối thủ sao chép mô hình Trí tuệ Nhân tạo

OpenAI vừa triển khai yêu cầu xác minh ID chính phủ đối với các nhà phát triển muốn truy cập vào các mô hình AI tiên tiến nhất của họ, nhằm "bảo vệ tài sản trí tuệ...

Bị Mỹ áp thuế cao, Trung Quốc biến thị trường 1.4 tỷ dân thành 'phao cứu sinh' cho nhà xuất khẩu

Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc cam kết sẽ bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách khai thác tiềm năng thị trường...

Lạm phát tại Nhật Bản tăng tốc khi giá gạo tăng mạnh nhất trong 50 năm

Lạm phát tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng nhanh trong tháng 3, chủ yếu do giá gạo, một mặt hàng lương thực thiết yếu, tăng vọt ở mức chưa từng thấy trong nửa thế kỷ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98