Thế giới “dựng rào”, Trung Quốc đối mặt gần 200 vụ điều tra thương mại tại WTO

31/03/2025 17:53
31-03-2025 17:53:52+07:00

Thế giới “dựng rào”, Trung Quốc đối mặt gần 200 vụ điều tra thương mại tại WTO

Trung Quốc đối mặt với hàng trăm vụ tranh chấp thương mại giữa bối cảnh hàng hóa của "gã khổng lồ châu Á" tràn ngập thị trường toàn cầu.

Trong năm 2024, Bắc Kinh là đối tượng của 198 vụ điều tra thương mại tại WTO, gấp đôi so với năm trước và chiếm gần một nửa tổng số tranh chấp được đệ trình lên cơ quan thương mại toàn cầu này, theo nghiên cứu của giáo sư kinh tế Lu Feng thuộc Đại học Bắc Kinh.

Giữa lúc nhu cầu nội địa suy yếu và ngành bất động sản tiếp tục khủng hoảng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã dựa vào làn sóng xuất khẩu để duy trì đà tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

"Nếu nền kinh tế Trung Quốc có thể trở nên cân bằng hơn vì lợi ích của chính họ, điều đó cũng có thể cải thiện quan hệ với các quốc gia khác", Lu nhấn mạnh.

Thặng dư thương mại toàn cầu của Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục gần 1,000 tỷ USD trong năm 2024, tạo ra một làn sóng hàng hóa giá rẻ tràn ngập các thị trường quốc tế và làm dấy lên phản ứng từ nhiều quốc gia.

Điều đáng chú ý là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tái nhậm chức vào tháng 1/2025, ông đã nhanh chóng áp đặt thuế bổ sung 20% lên tất cả hàng hóa Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, động thái này sẽ tạo ra hiệu ứng domino, khiến hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế ở Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, đặc biệt là các nước phát triển, gây áp lực thương mại mạnh mẽ hơn.

"Mỹ và Nhật Bản càng dựng nhiều rào cản với Trung Quốc thì EU càng phải tiêu thụ nhiều hàng hóa dư thừa của Trung Quốc", François Chimits, nhà kinh tế tại Viện Mercator nghiên cứu về Trung Quốc, nhận định.

Ủy ban châu Âu đã khởi xướng 21 cuộc điều tra thương mại đối với các sản phẩm Trung Quốc trong năm 2024 - bao gồm xi-lanh thép, gỗ dán, nến và giấy trang trí và nhiều mặt hàng khác, trong khi năm 2023 chỉ có 9 vụ, theo dữ liệu Trung Quốc.

Phản ứng không chỉ đến từ các nền kinh tế phát triển. Hơn một nửa số vụ kiện thương mại chống lại Trung Quốc năm ngoái được khởi xướng bởi các quốc gia đang phát triển, với 117 vụ từ các nền kinh tế mới nổi: Ấn Độ dẫn đầu với 37 vụ, Brazil với 19 vụ và Thổ Nhĩ Kỳ với 9 vụ.

Ngay cả Nga - đối tác thân cận của Trung Quốc - cũng bày tỏ lo ngại trước làn sóng sản phẩm giá rẻ này. Moscow gần đây đã áp đặt "phí tái chế" để hạn chế sự bùng nổ của hoạt động nhập khẩu ô tô Trung Quốc, vốn đã chiếm gần 2/3 thị trường nội địa Nga sau các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo Chimits, định hướng của Chủ tịch Tập Cận Bình về mở rộng năng lực công nghiệp công nghệ cao đang tạo ra thách thức lâu dài cho các đối tác thương mại. "Khi bạn lớn như Trung Quốc, bạn phải quan tâm đến tác động từ sự mất cân bằng của mình đối với phần còn lại của thế giới", Chimits nhận định.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trong những tháng gần đây đã cam kết kích thích chi tiêu tiêu dùng nội địa, nhưng các kế hoạch vẫn thiếu chi tiết cụ thể, theo đánh giá của các nhà phân tích.

Peng Sen, cựu quan chức cấp cao của cơ quan hoạch định Nhà nước Trung Quốc, thừa nhận cần có sự thay đổi căn bản để hướng nền kinh tế Trung Quốc tới mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng.

"Trong một thời gian dài, chúng tôi đã ưu tiên sản xuất hơn đời sống và nhấn mạnh đầu tư hơn tiêu dùng", Peng chia sẻ tại một diễn đàn Chính phủ ở Hải Nam. "Các chính sách và hệ thống truyền thống của chúng tôi không thực sự thân thiện với tiêu dùng, dẫn đến tình trạng tiêu dùng bị kiềm chế".

Vũ Hạo (Theo FT)

FILI

- 16:51 31/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói về sắc thuế của Trump: Chẳng có trật tự nào trong tình thế hỗn mang hiện nay

Liên minh Châu Âu (EU) đang chuẩn bị các biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ nếu các cuộc đàm phán thất bại, theo chia sẻ của Chủ tịch Ủy ban châu Âu – bà Ursula...

Với thuế đối ứng, hàng Trung Quốc sẽ chịu thuế ít nhất 54% từ Mỹ

Mỹ đã giáng đòn mạnh chưa từng có vào hầu hết sản phẩm Trung Quốc, đẩy tổng mức thuế lên ít nhất 54%, đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế...

Trung Quốc hạn chế các công ty đầu tư vào Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng

Theo nguồn tin thân cận, Trung Quốc đã có những bước đi nhằm hạn chế các công ty nội địa đầu tư vào Mỹ, một động thái có thể giúp Bắc Kinh có thêm đòn bẩy cho các...

“Thuế quan mới của Trump còn tệ hơn cả kịch bản tồi tệ nhất"

Cơn địa chấn đã ập đến với Phố Wall khi Tổng thống Donald Trump tung ra chiến lược thuế quan mà ngay cả những nhà phân tích thận trọng nhất cũng không dám tưởng...

Hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ bị Trump áp thuế đối ứng

Trong một động thái gây chấn động thị trường toàn cầu, Tổng thống Donald Trump vừa công bố áp thuế quan đối ứng nhắm vào hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế...

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói các quốc gia đừng vội trả đũa, hãy chờ đàm phán

Sau thông báo áp thuế mới của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã khuyên các đối tác thương mại của Mỹ hãy kiềm chế, đừng trả đũa, và chờ đàm...

Trump gây sốc với mức thuế đối ứng quá cao, Việt Nam bị áp tới 46%

Trong một động thái mạnh tay nhất từ trước đến nay, Tổng thống Donald Trump vừa áp đặt thuế quan lên các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn cầu, với mức thuế cao...

Nghịch lý thuế quan: Khi cùng một chính sách mang lại kết quả trái ngược

Cùng là thuế quan, nhưng tác động lại khác nhau hoàn toàn. Câu chuyện này đã trở thành bài học sâu sắc cho nền kinh tế Mỹ trong hành trình phức tạp với các chính...

Thị trường lao động chững lại đe dọa triển vọng kinh tế Mỹ

Số lượng vị trí tuyển dụng, một thước đo về nhu cầu lao động ở Mỹ, giảm xuống 7,57 triệu trong tháng 2/2025, thấp hơn mức 7,76 triệu việc làm được ghi nhận vào...

Thuế đối ứng của Mỹ: châu Á tìm cách đàm phán hơn là ‘ăn miếng trả miếng’

Trước việc Mỹ sẽ áp thuế đối ứng, các nước châu Á đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ bằng cách đa dạng hóa thương mại, tập trung vào nhu cầu trong...


Hotline: 0908 16 98 98