Thương vụ Honda-Nissan đổ vỡ, Foxconn có chớp cơ hội?

07/02/2025 11:47
07-02-2025 11:47:26+07:00

Thương vụ Honda-Nissan đổ vỡ, Foxconn có chớp cơ hội?

Nếu Nissan Motor quyết định dừng đàm phán sáp nhập với Honda Motor, cánh cửa cơ hội sẽ rộng mở cho Foxconn - tập đoàn sản xuất theo hợp đồng hàng đầu Đài Loan đang khao khát gia nhập thị trường xe điện toàn cầu.

* Nissan tìm kiếm đối tác mới khi thương vụ với Honda có nguy cơ đổ vỡ

* Thương vụ sáp nhập lịch sử Honda-Nissan có nguy cơ đổ bể

* Vì sao các thương vụ sáp nhập hãng xe như Honda và Nissan thường thất bại?

Foxconn có thể theo đuổi Nissan theo nhiều kịch bản khác nhau khi hãng xe Nhật Bản này sắp trở thành "kẻ tự do" một lần nữa. Phương án đầu tiên là kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi Nissan - vốn đang trong giai đoạn trì trệ - nhận ra nhu cầu cần một đối tác tài chính mạnh để tái cơ cấu hoạt động. Khi đó, Foxconn có thể nhanh chóng đề xuất kế hoạch đầu tư chiến lược.

Một phương án khác táo bạo hơn là đẩy nhanh tiến độ thông qua đề nghị thâu tóm trực tiếp.

Việc hợp tác với Nissan sẽ giúp Foxconn xây dựng một mạng lưới cung ứng xe điện đáng gờm tại châu Á.

Việc hợp tác với Nissan sẽ mang lại lợi thế không nhỏ cho Foxconn trong việc xây dựng mạng lưới cung ứng xe điện tại châu Á. Nissan sở hữu cơ sở sản xuất lớn tại Kyushu - được mệnh danh là "Đảo Silicon của Nhật Bản" với sự hiện diện của nhiều nhà sản xuất chất bán dẫn và pin hàng đầu, trong đó có Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC).

Khi ngành công nghiệp ô tô bước vào "kỷ nguyên xe được định nghĩa bằng phần mềm (SDV)", Sanshiro Fukao, Chuyên gia điều hành tại Viện Nghiên cứu Itochu nhận định: "Nissan sẽ được hưởng lợi từ quan hệ đối tác với Foxconn, vốn có năng lực khổng lồ trong việc thu mua chất bán dẫn tiên tiến”.

Chiến lược kinh doanh của hai bên có nhiều điểm tương đồng khi cùng tập trung vào sản xuất nội bộ xe điện và các bộ phận cốt lõi. Foxconn còn có thể tận dụng công suất dư thừa của Nissan cho hoạt động sản xuất theo hợp đồng của mình.

Kế hoạch đầu tư vào nhà sản xuất ô tô Nhật Bản của Foxconn đã âm thầm tiến triển từ trước khi Nissan và Honda công bố đàm phán hợp nhất cuối tháng 12. Giữa tháng đó, giới truyền thông Đài Loan đưa tin Foxconn đang đàm phán với Renault - cổ đông lớn của Nissan - về việc mua cổ phần. Jun Seki, Giám đốc chiến lược người Nhật của mảng xe điện Foxconn và từng là lãnh đạo cấp cao tại Nissan, đã tới Pháp để thảo luận với Renault.

Foxconn, với doanh thu hàng năm hơn 183 tỷ USD từ việc sản xuất iPhone cho Apple, đã công bố kế hoạch thâm nhập thị trường xe điện từ năm 2019. Tuy nhiên, khởi đầu không mấy suôn sẻ khi các công ty khởi nghiệp xe điện Mỹ - đối tác của họ - liên tiếp sụp đổ. Mục tiêu chiếm 5% thị phần xe điện toàn cầu vào năm 2025 của Foxconn đang bị đặt dấu hỏi lớn, trong khi sự xuất hiện của Xiaomi trên thị trường cũng gây áp lực không nhỏ.

Sự quan tâm của Foxconn đối với Nissan trở nên đáng chú ý vào mùa thu năm 2024. Trong khi Makoto Uchida, Chủ tịch kiêm CEO của Nissan, phủ nhận mọi động thái tiếp cận, các nguồn tin nói với Nikkei rằng công ty Đài Loan đã tiếp cận các ngân hàng chính của Nissan và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) để chuẩn bị nền tảng cho đàm phán.

Có lẽ do đánh hơi được động thái của Foxconn, Honda và Nissan, vốn đã bắt đầu đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 3/2024, đã thông báo khởi động đàm phán sáp nhập.

Khi đó Foxconn không còn tiếp cận nhiều như trước. Young Liu, Chủ tịch Foxconn, không muốn gây căng thẳng với phía Nhật Bản, theo một quan chức công ty cho biết.

Liu luôn thể hiện sự nhạy cảm với tầm quan trọng của Nhật Bản. Từ mùa hè năm 2023, Liu đã tới Nhật Bản gần như hàng tháng để giám sát cải cách quản lý của Sharp, một công ty con của Foxconn. Đối với mảng kinh doanh xe điện, ông cũng đã công bố kế hoạch phát triển thị trường Nhật Bản và hợp tác với Sharp.

Một khi Honda và Nissan kết thúc đàm phán và từ bỏ biên bản ghi nhớ, Nissan sẽ không còn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đàm phán độc quyền. Khi đó, Foxconn sẽ không cần cạnh tranh với Honda để giành Nissan và sẽ có nhiều không gian hơn trong việc đàm phán với Nissan.

Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản. Nissan nằm trong số các công ty Nhật Bản phải chịu sự sàng lọc chính thức đối với bất kỳ khoản đầu tư nào từ nước ngoài. Trong trường hợp Foxconn mua cổ phần của Nissan, thương vụ sẽ được thẩm định kỹ lưỡng, theo một quan chức cấp cao của METI cho biết.

Có những lo ngại mạnh mẽ về việc Foxconn mua lại Nissan trong Chính phủ Nhật Bản. Bộ trưởng METI Yoji Muto cũng hoan nghênh việc khởi động đàm phán sáp nhập giữa Honda và Nissan vào tháng 12, gọi đó là một "động thái hướng tới tương lai”.

Sau các báo cáo về việc đàm phán giữa hai nhà sản xuất ô tô bị gián đoạn, một quan chức cấp cao khác của METI nói: "Nissan không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất."

"Foxconn sẽ cần tái cơ cấu trước nếu muốn đầu tư vào Nissan", một quan chức cấp cao METI nhận định.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI

- 10:45 07/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng bảng Anh bị bán tháo giữa bối cảnh kinh tế ảm đạm

Theo ngân hàng Bank of America, doanh số bán ròng bảng Anh của các nhà đầu tư tổ chức như các công ty quản lý tài sản và quỹ tương hỗ, đã cao gấp bốn lần mức trung...

Bloomberg: Lý Gia Thành vẫn quyết bán cảng Panama cho Mỹ bất chấp áp lực từ Trung Quốc

Bất chấp làn sóng chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc, thương vụ bán cảng trị giá 19 tỷ USD của tập đoàn CK Hutchison vẫn đang tiến triển theo kế hoạch, theo nguồn tin...

Nguy cơ bong bóng trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI

Chủ tịch Alibaba Group Holding Joe Tsai vừa đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ hình thành bong bóng trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu AI, với lập luận rằng tốc độ...

Xiaomi huy động thêm 5.5 tỷ USD, tăng tốc cuộc đua xe điện

Xiaomi vừa thực hiện thành công đợt huy động vốn khổng lồ trị giá 5.5 tỷ USD thông qua việc phát hành cổ phiếu mở rộng tại Hồng Kông, tận dụng đà tăng trưởng ấn...

Trái phiếu xã hội trở thành nơi nương náu cho nhà đầu tư ESG

Thị trường trái phiếu xã hội (social bonds) trị giá 1.800 tỉ đô la Mỹ trên toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp xu hướng suy giảm nói chung của hoạt động đầu...

Đông Nam Á không còn là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư

Từng được xem nơi trú ẩn an toàn giúp vượt qua cuộc chiến thuế quan, Đông Nam Á đang chứng kiến ​​tháng thứ sáu liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị...

Fed giữ nguyên lãi suất gây ra nhiều phản ứng trên thị trường tài chính

Các chuyên gia cảnh báo các lựa chọn chính sách của Fed "sẽ trở nên khó khăn hơn" vì những rủi ro không thể lường trước bắt nguồn từ các chính sách thuế quan hiện...

Vì sao thương vụ cảng Panama của tỷ phú Lý Gia Thành khiến Trung Quốc phẫn nộ?

Tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành đã vô tình đặt mình vào giữa xung đột địa chính trị Trung-Mỹ sau khi công bố thương vụ bán tài sản cảng ở kênh đào Panama.

Nhà đầu tư tổ chức tăng phân bổ vốn vào tài sản tư nhân

Phần lớn trong số 800 nhà đầu tư tổ chức đang quản lý 19 ngàn tỉ đô la Mỹ tài sản có kế hoạch tăng phân bổ vốn vào các tài sản của các công ty chưa niêm yết trong 5...

Vốn mạo hiểm cho AI ở Trung Quốc vẫn chảy chậm dù DeepSeek khuấy đảo thế giới

Vốn mạo hiểm đầu tư cho AI ở Trung Quốc chảy chậm hơn trong đầu năm 2025 dù DeepSeek có thể đã khuấy đảo Wall Street, Silicon Valley và cả thế giới trong tháng 1...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98