Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

28/03/2025 10:22
28-03-2025 10:22:33+07:00

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ nguyên sau sắp xếp đơn vị hành chính. Vậy, quy mô kinh tế các địa phương này thế nào?

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo và tờ trình về Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. 

Theo các tiêu chí định hướng sắp xếp, dự kiến cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên, gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Vậy, 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh này có quy mô kinh tế ra sao?

Theo số liệu của Cục Thống kê, quy mô GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành năm 2024 của Hà Nội đạt khoảng 1.430.000 tỷ đồng, đứng thứ hai cả nước và đứng đầu trong top 11 tỉnh, thành phố dự kiến không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính. 

Đáng chú ý, với con số trên, quy mô GRDP của Hà Nội gấp hơn 56,7 lần Cao Bằng - tỉnh có GRDP thấp nhất trong nhóm 11 tỉnh, thành dự kiến không thực hiện sắp xếp.

Các vị trí tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh với GRDP đạt 347.500 tỷ đồng; Thanh Hoá là 318.752 tỷ đồng, Nghệ An là 216.943 tỷ đồng và Hà Tĩnh đạt 112.855 tỷ đồng.

Các tỉnh, thành có mức GRDP dưới ngưỡng 100.000 tỷ đồng gồm: Huế 80.000 tỷ đồng; Sơn La 76.626 tỷ đồng; Lạng Sơn 49.736 tỷ đồng; Điện Biên 31.663 tỷ đồng; Lai Châu 31.024 tỷ đồng và thấp nhất là Cao Bằng đạt 25.204 tỷ đồng.

Nhưng xét về mức tăng trưởng GRDP năm 2024 so với năm 2023, Thanh Hoá lại là tỉnh đứng đầu với mức tăng 12,16% và xếp thứ hai cả nước chỉ sau Bắc Giang.

Lai Châu đứng thứ hai với mức tăng 10,52% trong nhóm 11 tỉnh, thành phố; Điện Biên, Quảng Ninh và Huế ghi nhận mức tăng lần lượt 8,51%, 8,42% và 8,15%.

Nghệ An và Lạng Sơn có mức tăng GRDP chỉ ở mức hơn 6%, thấp nhất trong nhóm 11 tỉnh, thành.

Tuy nhiên, về GRDP bình quân đầu người (theo thống kê năm 2023) thì Quảng Ninh đạt 227,1 triệu đồng/người/năm, cao nhất trong nhóm 11 địa phương trên và chỉ xếp sau Bà Rịa - Vũng Tàu theo danh sách 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Không chỉ vậy, với con số đó, GRDP bình quân đầu người của Quảng Ninh cao gấp 2,2 lần GRDP bình quân đầu người 102,9 triệu đồng/người/năm của cả nước.

Hà Nội dù có quy mô GRDP cao nhất trong nhóm, nhưng GRDP bình quân đầu người chỉ đứng thứ hai, với 150,3 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó, với 41,5 triệu đồng/người/năm, Cao Bằng có mức GRDP bình quân đầu người thấp nhất.

Nhưng ở mảng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), năm 2023 Quảng Ninh và Nghệ An chia nhau vị trí số 1, số 2, lần lượt đạt 3,19 tỷ USD và gần 1,32 tỷ USD. Xếp sau hai tỉnh này là Hà Nội với 643 triệu USD.

Lạng Sơn, Thanh Hóa, Huế có vốn FDI đăng ký dao động trong khoảng 100-275 triệu USD, Hà Tĩnh là 70 triệu USD.

Các địa phương khác như Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tức vốn FDI là 0.

Hà Nội thu nhiều nhất, Sơn La thấp nhất

Xét về thu ngân sách Nhà nước (bao gồm cả thu nội địa, thu hải quan và các nguồn thu khác), số liệu thống kê năm 2023 cho thấy, Hà Nội đạt gần 595.930 tỷ đồng, cao nhất trong 11 tỉnh, thành phố dự kiến không phải thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.

Còn Sơn La là tỉnh có mức thu ngân sách thấp nhất, chỉ dừng ở con số 4.344 tỷ đồng.

Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước của Hà Nội còn cao hơn cả tổng thu ngân sách của 10 tỉnh, thành phố trong nhóm này cộng lại.

Tâm An

VietNamNet

- 05:45 28/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Cơ hội bứt phá

Việt Nam đang trên hành trình trở thành nền kinh tế có thu nhập cao với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.

PMI tháng 3/2025: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index - (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 3 đạt mức trên ngưỡng 50 điểm lần...

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy...

Tăng trưởng kinh tế 2025: Chờ gió đông!

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% vào năm 2025, việc thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư đóng vai trò then chốt, chiếm tới hơn 85% cấu thành GDP. Mặc dù...

Chính quyền hai cấp: Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện dừng hoạt động từ ngày 1/7

Dự thảo luật được Bộ Nội vụ xây dựng theo hướng, HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố và...

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo chính phủ nước này đã quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đưa Brazil vào nhóm hơn 70 quốc...

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn...

Tăng trưởng mà ít lệ thuộc vào mức cung tiền: Hãy học Singapore

Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên...

TP.HCM có kế hoạch khẩn về sáp nhập xã, xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp

Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp, tham mưu UBND TP trình...


Hotline: 0908 16 98 98