Giao dịch từ bao nhiêu sẽ bị giám sát về phòng, chống rửa tiền?

19/03/2025 10:22
19-03-2025 10:22:02+07:00

Giao dịch từ bao nhiêu sẽ bị giám sát về phòng, chống rửa tiền?

Giao dịch bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 400 triệu đồng trở lên trong một ngày, chuyển tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng, chuyển tiền điện tử quốc tế từ 1.000 USD sẽ phải báo cáo phòng, chống rửa tiền.

Giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo

Theo Quyết định 11/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, từ 1/12/2023, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400 triệu đồng trở lên.

Nội dung về báo cáo giao dịch có giá trị lớn được quy định cụ thể trong Luật Phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 và Nghị định số 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật của Luật Phòng, chống rửa tiền (Nghị định 19), Thông tư 09/2023/TT-NHNN.

Điều 48 Luật Phòng, chống rửa tiền quy định, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền. 

Theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN) đối với các TCTD trong việc thực hiện báo cáo điện tử về phòng, chống rửa tiền, các TCTD gửi báo cáo điện tử hàng ngày cho Cục Phòng, chống rửa tiền với các mẫu báo cáo gồm:

Báo cáo CTR (Cash Transaction Report) là báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo khi một khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt có tổng giá trị từ 400 triệu đồng trở lên trong 1 ngày (có thể có 1 hoặc nhiều giao dịch).

Báo cáo PTR (Production Transaction Report) là báo cáo sử dụng tiền mặt để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ. Ví dụ: mua vàng, bất động sản, đồng tiền quy ước trong casino,...

Báo cáo DWT (Domestic Wired Tranfer) là báo cáo chuyển tiền điện tử trong nước (các tổ chức tài chính tham gia giao dịch cùng ở Việt Nam) từ tài khoản sang tài khoản, tài khoản sang ví và ngược lại với mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, mức giá trị được tính theo mỗi giao dịch. 

Báo cáo EFT (Electronic Fund Tranfer) là báo cáo chuyển tiền điện tử quốc tế là giao dịch chuyển tiền điện tử ra vào Việt Nam (có ít nhất một tổ chức tài chính tham gia giao dịch ở ngoài Việt Nam) có mức giá trị từ 1.000 USD trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương, mức giá trị được tính theo mỗi giao dịch. 

Giao dịch tiền mặt từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo phòng, chống rửa tiền. Ảnh: Nam Khánh.

Nhận biết khách hàng nghi ngờ rửa tiền

Theo Điều 6 Nghị định 19, tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:

Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác/ hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;

Khi khách hàng không có tài khoản/ hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400 triệu đồng đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày (trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu);

Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch với tổng giá trị từ 70 triệu đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản phải nhận biết khách hàng đối với bên mua, bên bán trong hoạt động môi giới mua, bán bất động sản; đối với chủ sở hữu tài sản trong hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim khí quý và đá quý phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt mua hoặc bán kim khí quý, đá quý có giá trị từ 400 triệu đồng hoặc bằng ngoại tệ tiền mặt có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.

Ngày 13/3, Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệt phá thành công chuyên án rửa tiền lên tới 30 tỷ đồng mỗi ngày, bắt giữ 23 đối tượng liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Nhóm đối tượng thuê nhà tại TP Đà Lạt để thực hiện hành vi rửa tiền bằng cách thuê người mở tài khoản tại các ngân hàng, sau đó chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng này để thực hiện hành vi rửa tiền cho một đối tượng từ Campuchia có tên “Billy”.

Đối tượng chính trong nhóm này là Lê Văn Điệp khai nhận đã cung cấp khoảng 100 tài khoản ngân hàng cho “Billy” để thực hiện việc rửa tiền. Tổng số tiền hằng ngày mà các tài khoản đã nhận và chuyển đi khoảng 20 tỷ đến 30 tỷ đồng.

Tuân Nguyễn

VietNamNet

- 07:30 19/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sau ngày 31/7, ngân hàng Big5 sẽ chặn đứng tài khoản lừa đảo

Thông qua AI, các ngân hàng trước khi chuyển tiền phải kiểm tra tài khoản nhận có dấu hiệu lừa đảo hay không. Nếu phát hiện có dấu hiệu, hệ thống sẽ chặn giao dịch...

Tỷ giá ngày 22/4: Giá USD tại ngân hàng thương mại quay đầu tăng

Ghi nhận vào lúc 8 giờ 30 sáng 23/4, tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.781-26.141 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 71 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với...

PYN Elite Fund không còn là cổ đông sở hữu 1% vốn tại TPBank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Theo đó, PNY Elite Fund không còn trong danh sách này...

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng...

Ông Nguyễn Đức Lệnh: Chính sách tiền tệ tín dụng và lãi suất hiện tại là cơ hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng mở rộng tín dụng và điều hành linh hoạt hạn mức tín dụng, tạo điều kiện và khả năng tốt nhất cho các tổ chức tín dụng mở rộng...

NHNN bơm ròng nhẹ qua kênh OMO

Tuần qua (14-21/04/2025), thanh khoản hệ thống tương đối cân bằng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng qua kênh thị trường mở (OMO). Qua đó, mặt bằng lãi...

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-” với triển vọng ổn định

Fitch Ratings lần đầu công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Theo đó, SHB được Fitch xếp hạng phát hành nợ dài hạn...

Luật hóa xử lý nợ xấu để giải phóng nguồn lực đang bị "đóng băng" trong hệ thống tín dụng

TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam nhấn mạnh về việc hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ đơn thuần là một yêu cầu kỹ thuật, mà còn là điều kiện tiên...

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7,236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ...

Tiền gửi tiết kiệm dân cư tại TPHCM tăng 4.54%

Đến cuối tháng 3/2025, tổng tiền gửi tiết kiệm dân cư tại TPHCM đạt 1.516 triệu tỷ đồng, chiếm 37.2% trong tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98