Lối đi nào cho châu Á trước làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc?

27/03/2025 11:19
27-03-2025 11:19:22+07:00

Lối đi nào cho châu Á trước làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc?

Triển vọng kinh tế của châu Á đang trở nên ảm đạm trong bối cảnh bất ổn thương mại gia tăng. Theo dự báo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 3.3% vào năm 2024 xuống còn 3.1% vào năm 2025. Đây là tin không mấy tích cực cho các nền kinh tế định hướng xuất khẩu của châu Á.

Tuy nhiên, thách thức không chỉ mang tính chu kỳ. Sự thay đổi của toàn cầu hóa và dịch chuyển các hành lang thương mại toàn cầu đang cho thấy những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế ở châu Á, đặc biệt là quá trình phi công nghiệp hóa nhanh chóng của các nước đang phát triển. Điều này đặt ra tình thế khó xử cho một khu vực vốn từ lâu dựa vào xuất khẩu sản xuất để tiến tới nhóm các quốc gia có thu nhập cao.

Xu hướng “phi công nghiệp hóa sớm” không phải mới. Tương tự như các khu vực đang phát triển khác, tầm quan trọng tương đối của ngành sản xuất tại châu Á, nơi tập trung các nước đang phát triển, được đo lường bằng tỷ lệ việc làm hoặc sản lượng đã đạt đỉnh ở mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển hiện nay.

Mặc dù vậy, quá trình phi công nghiệp hóa không diễn ra quá nhanh. Không giống như Brazil, nơi tỷ trọng ngành sản xuất trong GDP giảm mạnh từ hơn 30% vào thập niên 1980 xuống khoảng 12% vào thập niên 2000, các quốc gia công nghiệp hóa sớm tại châu Á như Malaysia, Thái Lan và Indonesia vẫn duy trì nền tảng sản xuất khá lớn, chiếm hơn 20% tổng sản lượng nội địa trong thập kỷ qua.

Nhưng hiện nay, áp lực đang tăng lên. Làn sóng nhập khẩu hàng giá rẻ từ Trung Quốc đang đe dọa việc loại bỏ các ngành công nghiệp địa phương và đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hóa ở châu Á. Giá cả thấp của Trung Quốc phần nào bắt nguồn từ các khoản trợ cấp của Bắc Kinh dành cho các sản phẩm như tấm pin năng lượng mặt trời và tình trạng dư thừa sản xuất trong các lĩnh vực như xe điện và thép. Tuy nhiên, cả hai yếu tố này đều không làm giảm đi quy trình sản xuất có tính cạnh tranh cao, vốn lợi thế của Trung Quốc trong sản xuất, khiến các đối thủ cạnh tranh phải vật lộn.

Tại Thái Lan, hơn 3,000 doanh nghiệp đã đóng cửa kể từ năm 2021 do chi phí sản xuất cao hơn, khả năng cạnh tranh kém và tràn ngập hàng hóa Trung Quốc khiến việc sản xuất trong nước trở nên không khả thi ở nhiều lĩnh vực. Ngành thép Thái Lan là một ví dụ điển hình khi tỷ lệ sử dụng công suất chỉ đạt 28%, theo một hiệp hội ngành công nghiệp. Các xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở những nơi khác, từ ngành dệt may của Indonesia đến sản xuất đồ chơi tại Ấn Độ, khu vực này đang đối mặt với tình trạng nhà máy đóng cửa và mất việc làm.

Vấn đề có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Khi Trung uốc đối mặt với các rào cản thương mại ngày càng tăng ở phương Tây và sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước, Trung Quốc có khả năng sẽ hướng nhiều hàng xuất khẩu giá rẻ của mình sang các nước láng giềng châu Á.

Vậy các quốc gia này nên làm gì?

Chấp nhận lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào dịch vụ, hay tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa? Câu trả lời nằm ở giữa hai hướng đi này.

Tăng trưởng dựa vào sản xuất từ lâu được coi là tiêu chuẩn vàng của phát triển kinh tế. Thông thường, khả năng hấp thụ lượng lớn lao động phổ thông từ nông nghiệp và mang lại năng suất cao thông qua tích lũy vốn, tiến bộ công nghệ và quy mô kinh tế là điều mà các ngành dịch vụ thâm dụng lao động không thể có được.

Tuy nhiên, điều này đang thay đổi nhờ cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông cùng sự gia tăng mạnh mẽ của các kênh kỹ thuật số sau đại dịch COVID-19. Thương mại dịch vụ đã mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây, giờ đây phản ánh nhiều đặc điểm của ngành sản xuất: Cạnh tranh cao hơn, khả năng mở rộng, tự động hóa cùng tiềm năng mang lại năng suất cao hơn.

Một công nhân làm việc tại một nhà máy may mặc ở Bangkok.

Tuy nhiên, có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất, các dịch vụ cấp thấp có vị thế tốt để hấp thụ lao động phổ thông và lao động có kỹ năng thấp có mức năng suất thấp. Mặc dù chúng có thể hưởng lợi từ những cải tiến công nghệ, nhưng khó có thể hình dung chúng mang lại mức tăng năng suất tương tự như sản xuất giá trị gia tăng thấp do khả năng tự động hóa và mở rộng quy mô hạn chế.

Thứ hai, các dịch vụ kỹ năng cao có năng suất lớn lại yêu cầu kỹ năng cao cấp mà phần lớn lực lượng lao động tại các nước đang phát triển ở châu Á chưa đáp ứng được. Dù tỷ lệ sử dụng internet tăng nhanh và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cơ bản được cải thiện, khu vực này vẫn tồn tại khoảng cách lớn về các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến như 5G và trình độ kỹ thuật số. Ngay cả tại Ấn Độ - nơi nền kinh tế số đã tăng trưởng vượt bậc - lợi ích vẫn chỉ giới hạn ở một phần nhỏ dân số: Chỉ khoảng 1% lực lượng lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông mới có năng suất cao.

Điều này hạn chế khả năng dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng chính của các nước đang phát triển ở châu Á hiện nay. Khu vực này trước tiên phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp kỹ năng để chuyển đổi hiệu quả sang mô hình tăng trưởng dựa vào dịch vụ. Do đó, việc đầu tư này không nên bị trì hoãn.

Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào những biện pháp ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng của ngành sản xuất, đồng thời giúp các ngành công nghiệp thích ứng với bối cảnh sản xuất mới. Phản ứng chính sách không nên giới hạn trong các biện pháp can thiệp vào công nghiệp, vốn chỉ là những biện pháp khắc phục tạm thời và có nguy cơ tạo ra sự kém hiệu quả khi không có các điều khoản về thời hạn. Giải pháp bền vững hơn là giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của sự yếu kém trong sản xuất, nhiều trong số đó trùng lặp với các yêu cầu đối với một lĩnh vực dịch vụ mạnh mẽ như tích lũy vốn con người và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nếu không có cách tiếp cận kép này, các quốc gia sẽ đối mặt với nguy cơ những công nhân nhà máy thất nghiệp trở lại các trang trại hoặc chuyển sang công việc tạm thời hoặc các công việc dịch vụ có kỹ năng thấp khác, do đó dẫn đến năng suất và tiền lương trì trệ. Những gì đã diễn ra ở Brazil là lời nhắc nhở rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào dịch vụ có thể làm chậm quá trình phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển nếu lực lượng lao động không được đào tạo tốt.

Dù chủ nghĩa bảo hộ, sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và xu hướng gia tăng vốn trong ngành chế tạo đã làm giảm cơ hội tăng trưởng thông qua công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, nhưng các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn chưa hoàn toàn mất đi các cơ hội này.

Sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc cùng sự nổi lên của các ngành công nghiệp xanh và công nghệ mới đã tạo ra cơ hội lớn. Nhiều quốc gia châu Á có thể tận dụng điều này nhằm tăng trưởng nhanh chóng dựa trên sản xuất, ngay cả khi chuẩn bị chuyển sang mô hình dịch vụ. Đây là cơ hội mà nhiều quốc gia không nên bỏ lỡ.

* Bài viết thể hiện quan điểm của Priyanka Kishore, nhà sáng lập kiêm Kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu Asia Decoded trên Nikkei Asia.

Quốc An

FILI

- 10:17 27/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Động thái mới của Trung Quốc giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vừa đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về việc chính phủ cần hành động quyết...

WSJ: Trump đã bàn chuyện sa thải Chủ tịch Fed trong nhiều tháng qua

Theo những nguồn tin thân cận, Tổng thống Trump đã âm thầm thảo luận về việc sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, ông vẫn chưa đưa...

Nóng: Mỹ công bố lộ trình áp phí đối với tàu Trung Quốc cập cảng Mỹ

Ngày 17/04, chính quyền Trump hôm thứ Năm đã chính thức công bố biểu phí áp dụng đối với tàu thuyền do Trung Quốc đóng mỗi khi cập cảng Mỹ.

Trump tỏ ý không muốn tiếp tục tăng thuế với Trung Quốc, nói Trung Quốc đã nhiều lần liên hệ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết không muốn tiếp tục nâng thuế quan đối với Trung Quốc, viện lý do điều này có thể làm ngưng trệ hoạt động thương mại giữa hai...

Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất trong 6 năm

Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại...

Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tăng lãi suất 350 điểm cơ bản

Trong một động thái bất ngờ với giới tài chính toàn cầu, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tăng lãi suất thêm 350 điểm cơ bản vào ngày 17/04, đưa mức...

ECB hạ lãi suất lần thứ 7, cảnh báo triển vọng đã xấu đi nhiều vì thuế quan Trump

Trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định hạ lãi suất lần thứ 7...

Đối đầu với Mỹ, Trung Quốc đang nắm những quân bài nào?

Hai gã khổng lồ kinh tế thế giới đang bước vào một cuộc đối đầu nguy hiểm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục gây sức ép buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ.

Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed vì chậm hạ lãi suất 

Căng thẳng giữa Nhà Trắng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại một lần nữa leo thang khi Tổng thống Donald Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell trên...

Thuế quan của ông Trump sẽ khiến mỗi gia đình Mỹ tốn thêm 4.700 USD/năm

Giới chức Mỹ cảnh báo, các đòn thuế nhằm vào hàng nhập khẩu do Tổng thống Donald Trump mới ban hành sẽ chỉ khiến chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình nước này tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98