Ngân hàng 'bơm' gần 200.000 tỷ đồng, vì sao doanh nghiệp vẫn khó vay?

27/03/2025 09:30
27-03-2025 09:30:00+07:00

Ngân hàng 'bơm' gần 200.000 tỷ đồng, vì sao doanh nghiệp vẫn khó vay?

Ngân hàng "bơm" gần 200.000 tỷ đồng ra nền kinh tế những tháng đầu năm nhưng doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận vốn. Theo chuyên gia, để nguồn vốn ngân hàng đến với doanh nghiệp cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách điều hành, chiến lược của ngân hàng và sự chủ động từ chính doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 12/3, tín dụng tăng 1,24% so với đầu năm (cùng kỳ tháng 2/2024 giảm 0,74%). Ước tính theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, quy mô tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến ngày 12/3 đạt 15,81 triệu tỷ đồng, tăng gần 194.000 tỷ đồng so với cuối năm 2024 và tăng xấp xỉ 164.000 tỷ đồng kể từ sau Tết Nguyên đán.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay cho các tổ chức tín dụng với mức tăng trưởng mục tiêu là 16%, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 10 văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, đồng thời đơn giản hóa thủ tục và áp dụng công nghệ chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định lãi suất và giảm lãi suất cho vay.

Nhờ các giải pháp đồng bộ này, tăng trưởng tín dụng đầu năm đã có những dấu hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm 2024, mặc dù thường có sự giảm sút trong những tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ và dịp Tết Nguyên đán.

Tăng trưởng tín dụng cao nhưng doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay vốn ngân hàng (ảnh: Như Ý).

Theo vị này, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay bởi doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện của ngân hàng. "Các ngân hàng không thể tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện để đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh nợ xấu gia tăng", vị này cho hay.

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy phân tích, trong thời gian gần đây, các số liệu thống kê cho thấy tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam đạt mức khá ấn tượng. Ngân hàng Nhà nước liên tục báo cáo rằng dòng vốn tín dụng đã được bơm vào nền kinh tế với tốc độ nhanh, nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nghịch lý là nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn liên tục phản ánh rằng việc tiếp cận vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Huy, tín dụng có tăng nhưng phân bổ không đồng đều. Một trong những lý do chính là dòng tín dụng không được phân bổ đồng đều giữa các ngành và các loại hình doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, phần lớn vốn tín dụng thường chảy vào các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn có uy tín hoặc các dự án bất động sản, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa - vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế - lại ít được tiếp cận. Các ngân hàng thường ưu tiên cho vay những khách hàng có tài sản thế chấp giá trị cao và hồ sơ tín dụng tốt, khiến các doanh nghiệp nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo, rơi vào thế bất lợi.

Ông Huy cho biết thêm, mặc dù lãi suất đã được điều chỉnh giảm trong một số thời điểm, các điều kiện vay vốn của ngân hàng vẫn rất ngặt nghèo. Doanh nghiệp cần phải chứng minh được khả năng tài chính vững mạnh, có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, sau giai đoạn khó khăn do đại dịch và biến động kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Điều này dẫn đến việc dù tín dụng tăng trưởng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để "chạm tay" vào nguồn vốn.

"Sau hàng loạt vụ việc liên quan đến nợ xấu trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay. Họ siết chặt quy trình thẩm định và quản lý rủi ro, thậm chí từ chối cho vay nếu cảm thấy doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ không trả được nợ. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn phục hồi, dù nhu cầu vốn của họ rất cấp thiết", ông Huy nói.

Vị chuyên gia cho rằng, để giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như bảo lãnh tín dụng hoặc giảm điều kiện vay vốn. Các ngân hàng thương mại cũng cần linh hoạt hơn trong việc đánh giá hồ sơ vay, thay vì chỉ dựa vào tài sản thế chấp. Về phía doanh nghiệp, việc nâng cao năng lực quản trị, minh bạch tài chính và xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận vốn.

"Tăng trưởng tín dụng cao là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, nhưng để dòng vốn thực sự đến tay doanh nghiệp một cách hiệu quả cần có sự cải thiện cả về chính sách lẫn cách vận hành thực tế. Nếu không, tiếng than "khó vay vốn" từ doanh nghiệp sẽ vẫn là vấn đề nhức nhối trong thời gian tới", ông Huy nói.

Ngọc Mai

Tiền phong

- 17:32 26/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD giảm nhẹ

Tuần qua (24-28/03/2025), giá USD giảm nhẹ trên thị trường quốc tế sau thông báo thuế quan mới của Mỹ.

ĐHĐCĐ NCB thông qua mục tiêu kinh doanh 2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực

Ngày 29/3/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB (HNX: NVB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với nhiều chỉ...

Cần làm gì nếu mất sổ tiết kiệm?

Sổ tiết kiệm giúp khách hàng chứng minh việc gửi tiền tại ngân hàng. Nếu lỡ làm mất sổ tiết kiệm, khách hàng cần nắm rõ quy trình xử lý dưới đây.

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) ghi nhận kết quả kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng trưởng khả quan...

Chiến lược ngân hàng và làn sóng mới từ dòng chảy tín dụng

Sự chuyển dịch trong dòng chảy tín dụng từ năm 2023 đã thay đổi cục diện cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng không còn duy trì ranh giới rõ...

OCB nhận giải thưởng Ngân hàng tư nhân xanh và bền vững tại Việt Nam từ The Asian Banker

The Asian Banker, Tạp chí đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Châu Á mới đây đã công bố Ngân hàng Phương Đông (OCB) đạt giải thưởng...

Agribank rao bán rừng keo tai tượng, trường cao đẳng, tàu nhà hàng để thu hồi nợ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang rao bán nhiều loại tài sản để xử lý nợ xấu hơn trăm tỷ đồng, trong đó có cả rừng nguyên liệu...

Định giá thương hiệu MB đạt gần 1.6 tỷ USD, tăng 59 bậc trong top 500 Brand Finance

Theo báo cáo toàn cầu mới nhất của Brand Finance công bố ngày 20/3/2025 về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, giá trị thương hiệu Ngân hàng...

24 ngân hàng giảm lãi suất huy động, có ngân hàng giảm 7 lần trong tháng

24 ngân hàng thương mại giảm lãi suất từ 0,1% đến 1,05%/năm, đáng chú ý Agribank và Eximbank giảm lãi suất nhiều lần trong tháng.

Tỷ giá ngày 27/3: Đồng USD và nhân dân tệ tiếp tục giảm

Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.846 VND/USD, giảm 5 đồng so với sáng 26/3; và với biên độ +/-5%, tỷ giá trần hôm nay là 26.088 VND/USD và tỷ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98