Tận dụng cơ hội thị trường, doanh nghiệp dệt may tăng tốc ngay từ quý đầu năm

26/03/2025 10:03
26-03-2025 10:03:00+07:00

Tận dụng cơ hội thị trường, doanh nghiệp dệt may tăng tốc ngay từ quý đầu năm

Mặc dù có số ngày nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, song trong quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp dệt may đã tận dụng tốt cơ hội thị trường để bứt phá, đạt kết quả sản xuất-kinh doanh tăng trưởng cao.

Năm 2024, xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm trước. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đơn hàng dồi dào, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đang tận dụng mọi cơ hội để tăng tốc sản xuất-kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm, qua đó hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Đón cơ hội thị trường

Ngành dệt may của Việt Nam đang đón nhận tín hiệu phục hồi tăng trưởng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản..., nhiều doanh nghiệp hiện đã ký kết được đơn hàng dài hạn đến hết quý 2, thậm chí đến đầu quý 3.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty May Hưng Yên (Hugaco) cho biết trong quý 1, Tổng Công ty và nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội dệt may đều có tăng trưởng tốt với đơn hàng đã ký được đến tháng 7/2025.

“Mặc dù tháng 2 thường có ngày nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng kết quả sản xuất-kinh doanh của Hugaco trong quý 1 này dự kiến tăng trưởng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước và đạt 23% kế hoạch cả năm, đây cũng là một kết quả thành công của doanh nghiệp,” ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty May Hưng Yên chia sẻ.

Cập nhật thông tin về thị trường, bà Nguyễn Hồng Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần dệt may Huế cho hay đa số các khách hàng của của doanh nghiệp đều có chung nhận định thị trường năm 2025 có thể tốt hơn so với 2024.

“Với các đơn hàng đã ký kết, Dệt May Huế và khách hàng đang tập trung sản xuất, ưu tiên giao sớm trong tháng 5, 6/2025 so với quý 3 như kế hoạch,” bà Nguyễn Hồng Liên nói.

Dệt may không chỉ giữ vị trí tốp đầu về xuất khẩu mà còn khẳng định vị thế ngay tại thị trường nội địa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong khi đó, với Tổng Công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, hiện dòng hàng uniform (đồng phục) và bảo hộ lao động dệt thoi đang có đơn hàng ổn định, thị trường Mỹ có thể tăng từ 3-5%, nhất là khi dịch chuyển đơn hàng từ Mexico sang Việt Nam.

Theo bà Trần Thị Hòa Châu, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ, đối với thị trường Nhật Bản, đơn hàng nửa đầu năm 2025 có tốt hơn so với 2024, tuy nhiên xu hướng của các khách hàng Nhật Bản hiện nay là tìm kiếm các đơn hàng FOB (chủ động nguyên liệu, hoàn thiện sản phẩm) trực tiếp với nhà sản xuất thay cho các đơn hàng CMT (người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể) thông qua các đối tác, do đó đây cũng là cơ hội giúp các đơn vị sản xuất gia tăng biên lợi nhuận.

Với thị trường châu Âu, đơn hàng của doanh nghiệp có tăng trưởng nhẹ khoảng 3% nhưng xu thế đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn và khó đàm phán giá do tính chất mặt hàng uniform và bảo hộ thường không thay đổi kiểu dáng, chất liệu trong vài mùa thời trang.

“Nhìn chung, dòng hàng uniform và bảo hộ lao động năm 2025 có khả năng ổn định về đơn hàng, không có nhiều biến động về thị trường, nên với các đơn vị sản xuất mặt hàng này cần cải tiến, đầu tư thiết bị để tăng năng suất, giảm giờ làm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh khi bối cảnh đơn giá không tăng. Do tính chất không có sự biến động nhiều, nên các đơn hàng có thể không cần ký kết xa, khoảng từ 3-6 tháng,” Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ cho biết.

Đáp ứng các đơn hàng khó

Năm 2024, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm trước. Với con số này, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, vươn lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh các khách hàng truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, khối CPTPP (các nước trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), các nước ASEAN…, hàng dệt may Việt Nam cũng đã khai thác những thị trường mới như châu Phi, Trung Đông…

Theo ông Nguyễn Hùng Quý, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt May miền Nam (VSC), năm 2025, các đơn vị có thể triển khai sản xuất phát triển các thị trường ngách, sản xuất một số mặt hàng đặc chủng như: da thuộc, vải chống cháy…

Tuy nhiên, với các dòng hàng này thì cần phải xây dựng đội ngũ kinh doanh để mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng trung thành có sự đồng hành lâu dài để đầu tư thiết bị, nguyên phụ liệu chuyên dụng cho sản xuất. Với VSC, ngoài phát triển thị trường ngách, tìm kiếm các đơn hàng mới cho sản xuất, VSC đã có đủ hàng thực tế hết tháng 6 và đang tiếp tục đàm phán cho quý 3.

Cũng theo ông Quý, sau các buổi làm việc với các đối tác và khách hàng, VSC nhận thấy có một số dòng hàng tương đối mạnh được đặt hàng nhiều trong năm 2025 như: hàng dệt kim (đơn hàng tới hết quý 3), kaki, quần có sợi spandex co giãn, áo bomber jacket… Khả năng, từ quý 4/2025 tình hình thị trường có thể sẽ biến động do các chính sách mới từ chính quyền Mỹ.

“Với các đơn hàng FOB cần có sự cam kết, chỉ định từ khách hàng đối với giá và nguồn gốc của nguyên phụ liệu. Để sản xuất, tránh các rủi ro có thể cân nhắc sản xuất các đơn hàng CMT cho những tháng cuối năm 2025,” ông Nguyễn Hùng Quý nói.

Nhiều doanh nghiệp ký kết đơn hàng đến tháng 7/2025. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Chia sẻ thêm, bà Hoàng Thùy Oanh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ thông tin, với ngành hàng suit tại thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm lượng đơn hàng tương đối ổn định, tuy nhiên tình hình đặt hàng chậm, khách hàng kiểm soát tương đối chặt hàng tồn kho và đặt hàng thận trọng theo nhu cầu của thị trường.

Dù trong các tháng quý 3, đơn hàng có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên khách hàng đều có những dự báo tình hình đơn hàng sẽ không sụt giảm, có thể tương đương 6 tháng cuối năm 2024.

Với kinh nghiệm của Hòa Thọ về thị trường, dòng hàng suit đang triển khai hầu hết đều là khách hàng lớn, ký kết trực tiếp và lựa chọn sản xuất các đơn hàng FOB. Tuy nhiên, với dòng suit là dòng hạn chế chuyển đổi năng lực trên các chuyền, Hòa Thọ sẽ ưu tiên chia đôi năng lực sản xuất để sản xuất khoảng 50% các dòng hàng dài hơi trong 3-4 và 6 tháng, còn 50% còn lại sẽ sản xuất các đơn hàng nhỏ, ngắn, thời gian giao hàng nhanh nhưng hiệu quả cao./.

Đức Duy

Vietnamplus

- 09:01 26/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một tỉnh Đông Bắc không thuộc diện sắp xếp, kinh tế bứt tốc ấn tượng

Là tỉnh ở vùng Đông Bắc nước ta với 80% diện tích đồi núi, Quảng Ninh gây ấn tượng khi quy mô kinh tế tăng trưởng thần tốc. Đây cũng là một trong 11 tỉnh, thành dự...

Giám đốc BlackRock: Thành công không chỉ là được nâng hạng, mà là khi nhà đầu tư thực sự tin vào Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28/03, ông Simon Williams - Giám đốc phụ trách...

Đâu là hạn chế của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)?

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khoán của một quốc gia. Dòng vốn này dù mang lại...

Việt Nam thúc đẩy hợp tác với tập đoàn hàng không vũ trụ của Brazil

Chiều 29/03, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Francisco Gomes Neto, Chủ tịch Tập đoàn Embraer của Brazil, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của...

Đồng Nai: Đưa vụ sai phạm thu hồi đất dự án Sân bay Long Thành vào diện theo dõi

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Đồng Nai thống nhất đưa vào diện Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo đối với vụ án sai phạm về thu hồi...

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ khuyến khích thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp "độc, lạ"

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết thành phố đang giao sở, ngành tham mưu để trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết về thu hút nguồn nhân lực.

Sân bay Long Thành: Quán triệt tiến độ, giữ nguyên mục tiêu

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu quán triệt tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành cơ bản Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai...

Bộ Nội vụ đề xuất trả lương chuyên gia tư vấn lên đến 120 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu cung cấp dịch vụ...

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ ra các lợi thế đặc thù để hình thành trung tâm tài chính tại Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, việc xây dựng Trung tâm tài chính không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và...

Nhiều dự án năng lượng tái tạo trước nguy cơ phá sản vì yêu cầu “văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu”

Việc phải có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối 173 dự án điện mặt trời và điện gió đã có ngày vận hành thương mại trước...


TIN CHÍNH

Dopamine và Margin: Vì sao nhà đầu tư dùng đòn bẩy dễ nghiện thị trường?

Dopamine và Margin: Vì sao nhà đầu tư dùng đòn bẩy dễ nghiện thị trường?

Thị trường chứng khoán không chỉ là cuộc chơi của tiền bạc mà còn là trò chơi của cảm xúc. Trong đó, dopamine – chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến khoái cảm và động lực – đóng vai trò quan trọng trong cách nhà đầu tư phản ứng với biến động của thị trường. Đặc biệt, với những nhà đầu tư sử dụng margin (đòn bẩy tài chính), mức dopamine tiết ra có xu hướng mạnh hơn, khiến họ dễ rơi vào vòng lặp nghiện thị trường.




Hotline: 0908 16 98 98