Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ ra các lợi thế đặc thù để hình thành trung tâm tài chính tại Việt Nam

29/03/2025 10:13
29-03-2025 10:13:41+07:00

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ ra các lợi thế đặc thù để hình thành trung tâm tài chính tại Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, việc xây dựng Trung tâm tài chính không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và chưa có tiền lệ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu khai mạc hội nghị Xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam tổ chức ngày 28/03/2025

Việt Nam có nhiều lợi thế để hình thành trung tâm tài chính

Tại Hội nghị về xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam được Bộ Tài chính phối hợp với UBND TPHCM tổ chức ngày 28/03 tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh rằng Việt Nam, với vị trí địa chính trị quan trọng, kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, đang đứng trước "cơ hội vàng" để tham gia và định vị vai trò, vị trí của mình trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại châu Á - khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay đã xuất hiện và hình thành các trung tâm tài chính mới như Mumbai, Kuala Lumpur, Jakarta.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: Chí Kiên

Trong khi đó, Việt Nam được ghi nhận là điểm sáng về tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới. Năm 2024, GDP đạt 7.09%, thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát dưới 4%; xuất nhập khẩu đạt kỷ lục hơn 786 tỷ USD; thu hút FDI hơn 38 tỷ USD thuộc top 15 quốc gia hấp dẫn FDI nhất toàn cầu;...

Việt Nam có một số lợi thế đặc thù để hình thành trung tâm tài chính, đó là: vị trí chiến lược quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu, thuận lợi thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch; là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính tương lai.

Trong những năm gần đây, TPHCM được đưa vào xếp hạng trong danh sách chính thức các trung tâm tài chính mới nổi toàn cầu; trong khi đó, TP. Đà Nẵng cũng đang nổi lên là một trung tâm công nghệ - tài chính cấp vùng tiềm năng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, việc xây dựng trung tâm tài chính không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và chưa có tiền lệ.

Xây dựng trung tâm tài chính có bản sắc riêng

Các chuyên gia bàn thảo về phát triển TTTC TPHCM. Từ trái sang: ông Don Lam - Tổng giám đốc và Cổ đông sáng lập, Tập đoàn VinaCapital; ông Andrew Oldland - Trưởng nhóm công tác về Trung tâm tài chính quốc tế, Tổ chức TheCityUk; Tiến sĩ Kang Qu - Giám đốc Chiến lược Phát triển Bền vững, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Kế hoạch và Phát triển, Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông); ông Tyler McElhaney - Giám đốc Quốc gia, Tập đoàn APEX

Trong phần thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển trung tâm tài chính trên thế giới, ông Andrew Oldland - Trưởng nhóm công tác về trung tâm tài chính quốc tế, Tổ chức TheCityUk, cho rằng một trong những điều quan trọng là cần điều chỉnh mô hình xây dựng trung tâm tài chính cho phù hợp bối cảnh Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu của ông Andrew Oldland đã giúp xây dựng các báo cáo để thực hiện trung tâm tài chính ở Việt Nam như xây dựng cơ sở hạ tầng, thành lập cơ quan điều hành... Nhóm công tác cũng giúp Việt Nam đánh giá được nền kinh tế khác gì các nền kinh tế đã thành lập trung tâm tài chính; xác định rõ xu hướng đổi mới sáng tạo trong trung tâm tài chính, điểm khác biệt về xu hướng tài chính so với một số quốc gia đã hình thành trung tâm tài chính, thúc đẩy tài chính xanh...

Đồng tình với quan điểm trên, ông Rich McClellan - Cố vấn cấp cao về phát triển trung tâm tài chính, nguyên Giám đốc quốc gia Việt Nam của Viện Nghiên cứu Tony Blair, cho rằng Việt Nam cần tận dụng thế mạnh khi xây dựng trung tâm tài chính như sự phát triển kinh tế, vị trí địa chính trị, kim ngạch thương mại tăng trưởng hàng năm...

TS. Kang Qu - Phó Tổng giám đốc Phụ trách kế hoạch và phát triển kiêm Giám đốc Chiến lược phát triển bền vững, Ngân hàng Trung Quốc, nhắc đến khu vực Khu thương mại tư do Thượng Hải có một số cơ chế cởi mở hơn, để giúp giao dịch quốc tế một cách dễ dàng là một kinh nghiệm quan trọng để gợi mở cho Việt Nam.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng việc xây dựng trung tâm tài chính ở Việt Nam cần có bản sắc riêng, khác với bất kỳ quốc gia nào. "Chúng tôi đang tính đến việc nghiên cứu xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế mang bản sắc riêng, tận dụng được lợi thế so sánh về kinh tế, xã hội và địa chính trị. Khác với mô hình truyền thống, chúng tôi ưu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại ngay như fintech, blockchain, tài chính xanh”.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng chỉ ra những lợi thế mà Việt Nam có lợi thế, đó là nền "kinh tế mở". Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đã ký 17 FTAs với các đối tác trên thế giới, đây là cơ hội để Việt Nam phát triển các loại hình tài chính đặc thù "trade finance". Việt Nam cũng có điều kiện thuận lợi để xây dựng trung tâm tài chính dựa trên xuất khẩu hàng nông sản và các mặt hàng truyền thống, có thể xây dựng các sàn giao dịch hàng hoá dựa vào blockchain.

Chí Kiên

FILI

- 09:11 29/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất bố trí hơn 14 nghìn tỷ gỡ khó 11 dự án BOT như cầu Ba Vì - Việt Trì, hầm Đèo Cả...

Bộ Xây dựng đề xuất trích khoảng 14.223 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2024 để tháo gỡ vướng mắc đối với 9/11 dự án BOT gặp khó...

Sẽ khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. Có thể thấy, với nhu cầu đầu tư...

Đề nghị xử lý trách nhiệm bộ trưởng, thứ trưởng liên quan sai phạm tại Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định...

Dự kiến thí điểm sàn giao dịch carbon từ 2025, đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian

Dự thảo Nghị định về sàn giao dịch carbon trong nước của Bộ Tài Chính đăng tải ngày 25/03/2025 đã đưa ra các quy định giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát...

Trà Vinh sắp gọi đầu tư 5 nhà máy điện gió tổng vốn hơn 13.8 ngàn tỷ

5 dự án nhà máy điện gió tỉnh Trà Vinh lên kế hoạch kêu gọi nhà đầu tư có tổng công suất 272MW, vốn đầu tư hơn 13.8 ngàn tỷ đồng

Xem xét đề nghị quản lý nhập khẩu máy đào bitcoin

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương vừa đề nghị Bộ Tài chính sớm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu phân loại, áp mã HS cụ thể đối với mặt hàng...

Đề nghị quy hoạch các trung tâm công nghiệp năng lượng, điện gió

Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương quy hoạch hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng, trung tâm điện gió tại các địa phương. Đặc biệt, Bộ Công...

Từ 1/4, tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước

Từ ngày 1/4, ngành Thống kê bắt đầu tiến hành Điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước; đây là cuộc điều tra hàng năm trong Chương trình điều tra thống kê quốc...

Giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 8.98% kế hoạch

Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là 78,712 tỷ đồng, đạt 8.98% kế hoạch, đạt 9.53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Mối lo từ công nghệ lạc hậu, phụ thuộc

Báo cáo mới nhất về sức khỏe của doanh nghiệp cũng như thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang ở bước chuyển tiếp từ giai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98