Thủ tướng chỉ thị phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp

26/03/2025 10:09
26-03-2025 10:09:00+07:00

Thủ tướng chỉ thị phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.

Tháo gỡ các rào cản, khó khăn, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp nhỏ và vừa bứt phá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế) luôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm (chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, thách thức để phát triển nhanh, bền vững cả về số lượng, quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Nhằm tháo gỡ các rào cản, khó khăn, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp nhỏ và vừa bứt phá, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan (gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương) tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau đây:

Phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.

Ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh tham gia chuỗi giá trị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển các mô hình kinh doanh mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi khó khăn của người dân, doanh nghiệp là khó khăn của mình để chủ động hỗ trợ, đồng hành, tháo gỡ trên tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự"; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, giao nhiệm vụ cụ thể trên tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả"...

Trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Theo Chỉ thị, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ... nhằm tháo gỡ các rào cản, khó khăn, tạo điều kiện huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế. Cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Chuyển mạnh quản lý từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án. Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số để giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin và các dịch vụ công thuận lợi, nhanh chóng.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; trình Chính phủ bảo đảm kịp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo quy định để khắc phục triệt để các bất cập, vướng mắc hiện nay. Nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tài sản mã hóa, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả, trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2025.

Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi, trình Chính phủ bảo đảm kịp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo quy định.

Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 về dự thảo Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; báo cáo Chính phủ trong Quý 2 năm 2025.

Phát triển cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Về công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương: Tập trung triển khai hiệu quả các quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch đã ban hành; phát triển các hành lang kinh tế, vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ gần với các trung tâm mới (sân bay Long Thành, trung tâm tài chính quốc tế); chủ động đề xuất các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp mới (bán dẫn, chíp...), qua đó dẫn dắt, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 95% kế hoạch được giao, đặc biệt ưu tiên các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án hạ tầng chiến lược và các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia. Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư các dự án cho giai đoạn 2026 - 2030, nhất là các dự án hạ tầng chiến lược, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt đô thị, các cảng biển trung chuyển quốc tế...; đặc biệt thúc đẩy đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp lớn để tạo động lực dẫn dắt, lan tỏa, kích hoạt đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính, tín dụng

Thủ tướng giao Bộ Tài chính có giải pháp hiệu quả đẩy mạnh hoạt động cho vay của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo kênh huy động vốn với chi phí hợp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiện triệt để việc đơn giản hoá quy trình, thủ tục, hồ sơ hỗ trợ ưu đãi thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp; nghiên cứu áp dụng phương thức hậu kiểm để doanh nghiệp nhỏ và vừa không bị ảnh hưởng về dòng tiền và hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên giữ ổn định lãi suất; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhưng phải phù hợp, hiệu quả, tạo niềm tin cho doanh nghiệp; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...); kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi số

Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi số, tăng năng suất lao động, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Việt để mở rộng thị trường và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp; đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu; đào tạo theo nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp; đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy triển khai các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển các mô hình kinh tế mới (kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ), các ngành, lĩnh vực mới nổi (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, năng lượng mới, y sinh học, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí...).

Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Theo Chỉ thị, phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng.

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp, phát huy tính đại diện cho doanh nghiệp hội viên trong việc tham gia góp ý, xây dựng, phản biện chính sách; theo dõi, giám sát, đánh giá độc lập quá trình xây dựng và thực thi pháp luật và các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; đại diện bảo vệ quyền lợi hội viên trong các tranh chấp.

Đồng thời đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển đội ngũ doanh nhân; tiên phong thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam; tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; tăng cường hoạt động kết nối, hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp và hội viên, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, hùng mạnh vì một Việt Nam hùng cường.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tập trung quán triệt, xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện của bộ, ngành, địa phương.

Nhật Quang

FILI

- 09:07 26/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một tỉnh Đông Bắc không thuộc diện sắp xếp, kinh tế bứt tốc ấn tượng

Là tỉnh ở vùng Đông Bắc nước ta với 80% diện tích đồi núi, Quảng Ninh gây ấn tượng khi quy mô kinh tế tăng trưởng thần tốc. Đây cũng là một trong 11 tỉnh, thành dự...

Giám đốc BlackRock: Thành công không chỉ là được nâng hạng, mà là khi nhà đầu tư thực sự tin vào Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28/03, ông Simon Williams - Giám đốc phụ trách...

Đâu là hạn chế của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)?

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khoán của một quốc gia. Dòng vốn này dù mang lại...

Việt Nam thúc đẩy hợp tác với tập đoàn hàng không vũ trụ của Brazil

Chiều 29/03, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Francisco Gomes Neto, Chủ tịch Tập đoàn Embraer của Brazil, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của...

Đồng Nai: Đưa vụ sai phạm thu hồi đất dự án Sân bay Long Thành vào diện theo dõi

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Đồng Nai thống nhất đưa vào diện Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo đối với vụ án sai phạm về thu hồi...

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ khuyến khích thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp "độc, lạ"

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết thành phố đang giao sở, ngành tham mưu để trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết về thu hút nguồn nhân lực.

Sân bay Long Thành: Quán triệt tiến độ, giữ nguyên mục tiêu

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu quán triệt tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành cơ bản Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai...

Bộ Nội vụ đề xuất trả lương chuyên gia tư vấn lên đến 120 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu cung cấp dịch vụ...

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ ra các lợi thế đặc thù để hình thành trung tâm tài chính tại Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, việc xây dựng Trung tâm tài chính không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và...

Nhiều dự án năng lượng tái tạo trước nguy cơ phá sản vì yêu cầu “văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu”

Việc phải có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối 173 dự án điện mặt trời và điện gió đã có ngày vận hành thương mại trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98