Sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa mới vào ngày 15/3/2026

16/04/2025 11:35
16-04-2025 11:35:00+07:00

Sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa mới vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày chủ nhật 15/3/2026; trong đó sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội.

Sáng nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và các điểm cầu cấp huyện, cấp xã trong toàn quốc. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt chuyên đề về phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến bầu cử sớm hơn so với kỳ bầu cử trước để tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 14. 

Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề. Ảnh: Phạm Thắng

Dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày chủ nhật 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, ngay từ bây giờ.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất chiếm 40%

Về phương hướng, nhiệm vụ tổ chức và công tác chuẩn bị, Chủ tịch Quốc hội cho biết tinh thần chung là như bầu cử nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, có yêu cầu mới là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bầu cử, trong quản lý danh sách cử tri, niêm yết danh sách ứng cử viên và công bố kết quả bầu cử. 

Về số lượng đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội thông tin dự kiến số lượng là 500 đại biểu, trong đó tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 40%.

Định hướng chung về cơ cấu đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 10%; đại biểu tái cử khoảng 30%; đại biểu nữ tỷ lệ ít nhất 35%, đại biểu là người dân tộc thiểu số ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội.

Về số lượng đại biểu HĐND, căn cứ vào quy mô dân số từng đơn vị hành chính; thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

Trường hợp Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì có 1 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động không chuyên trách thì có 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách. 

Trường hợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì Ban có 1 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; trường hợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm thì có 2 Phó trưởng ban hoạt động chuyên trách. 

Ở cấp xã (gồm xã, phường, đặc khu) cơ cấu đại biểu chuyên trách ở HĐND dự kiến là 1 Phó Chủ tịch và 2 Phó trưởng ban.

Về định hướng chung về cơ cấu đại biểu HĐND các cấp, đại biểu là người ngoài Đảng, phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 10% ở từng cấp. Đại biểu trẻ tuổi (dưới 35 tuổi), phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 15%.

Đại biểu tái cử, phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 30%; bảo đảm ít nhất 35% người trong danh sách chính thức những người ứng cử là phụ nữ.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm dân số của từng địa phương. 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng

Về tiêu chuẩn đại biểu, cơ bản như kỳ bầu cử trước, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cho hay có điểm mới là ưu tiên người có trình độ về khoa học công nghệ; người được đào tạo cơ bản về pháp luật.

Về tuổi ứng cử, tính đến tháng 3/2026 phải đủ tuổi trọn 1 nhiệm kỳ, nam (tháng 3/1969), nữ (tháng 9/1972) trở lại đây. Tuổi tái cử phải còn ít nhất 36 tháng, Nam (tháng 3/1967), Nữ (tháng 5/1971) trở lại đây. 

"Đặc biệt quán triệt yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa qua là: phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Trần Thường

VietNamNet

- 10:33 16/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng vị thế xứng tầm dẫn đầu cả nước

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát...

Chủ tịch tỉnh được chỉ định thay vì bầu cử sau hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định mới trong sửa đổi Hiến pháp, cho phép chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh, thành sau sáp nhập thay vì bầu cử như hiện nay. Việc...

UBTVQH xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 44, đợt 2

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tổ chức đợt 2 của phiên họp thứ 44 từ ngày 22-28/04, tập trung xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.


TIN CHÍNH

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường chứng kiến nhịp hồi phục ấn tượng để khép lại phiên 24/04 tiến lên vùng 1,223.35, tương ứng tăng 12.35 điểm. Kịch bản tương tự cũng diễn ra trên UPCoM để đóng cửa tăng 0.17 điểm lên 91.63. Riêng HNX-Index vẫn giữ sắc đỏ khi giảm 0.38 điểm về 211.07. Các động lực từ mùa ĐHĐCĐ cũng như chốt ngày vận hành KRX góp phần thúc đẩy cho chỉ số.




Hotline: 0908 16 98 98