Ứng phó việc áp thuế mới từ Hoa Kỳ: Bình tĩnh, chủ động, khôn khéo thì sẽ vượt qua thử thách

05/04/2025 10:54
05-04-2025 10:54:31+07:00

Ứng phó việc áp thuế mới từ Hoa Kỳ: Bình tĩnh, chủ động, khôn khéo thì sẽ vượt qua thử thách

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, với cách tiếp cận bình tĩnh, khoa học và minh bạch cùng sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, cơ hội giảm mức thuế và duy trì đà hợp tác kinh tế song phương là hoàn toàn khả thi.

Ứng phó việc áp thuế mới từ Hoa Kỳ: Bình tĩnh, chủ động, khôn khéo thì sẽ vượt qua thử thách- Ảnh 1.

Theo TS. Cấn Văn Lực, những động thái quyết liệt và chính sách của Chính phủ rất phù hợp và kịp thời, được các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá rất tích cực - Ảnh: VGP

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về phản ứng của Chính phủ đối với quyết định của Hoa Kỳ áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là chỉ đạo ngay lập tức của Thủ tướng về lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ?

TS. Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng những động thái quyết liệt và chính sách của Chính phủ rất phù hợp và kịp thời, được các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá rất tích cực. Vấn đề của chúng ta là triển khai thực hiện như thế nào.

Chúng ta đã và đang làm được 4 điểm. Một là, Chính phủ đã chỉ đạo dùng mọi kênh để trao đổi, đàm phán, đối thoại, thuyết phục.

Thứ 2, chúng ta đã chủ động giảm thuế suất cho nhiều hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Thứ 3, chúng ta cũng đã chủ động nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ từ Hoa Kỳ qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ, một số hợp đồng... Những hợp đồng này cần sớm được hiện thực hóa và triển khai thực hiện theo đúng cam kết và đúng lộ trình đã đề ra.

Tôi cho rằng việc Thủ tướng thành lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ là cách làm rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cần một bộ phận phản ứng nhanh, liên ngành, liên thông do lãnh đạo Chính phủ trực tiếp chỉ đạo để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khâu, nhất là khi thời gian đàm phán, trao đổi không còn nhiều.

Ông nhiều lần nhấn mạnh cần "bình tĩnh ứng phó" trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ. Vậy trong bối cảnh này, "bình tĩnh" nên được hiểu là những bước đi gì trong thực tế của Chính phủ và doanh nghiệp?

TS. Cấn Văn Lực: Trước hết, tôi cho rằng cần nắm sát tình hình, diễn biến, đặc biệt là những động thái mới từ phía Chính phủ Hoa Kỳ đối với các vấn đề liên quan đến thuế quan và kể cả các vấn đề liên quan khác.

Bên cạnh đó, cần quan sát thêm động thái của các nước khác, nhất là những nước lớn, những nước có cán cân thương mại lớn, có thặng dư thương mại lớn đối với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Chính phủ và doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp. Có thể theo hướng là ở một mức độ thuế quan nào đó mà phía Hoa Kỳ sẽ áp lên Việt Nam, chẳng hạn như từ 25-30% thay vì 46% để chúng ta có giải pháp và ứng phó.

Trong đó, chúng ta phải hết sức bình tĩnh theo hướng là không chủ quan nhưng cũng không quá bi quan, bởi vì đây là câu chuyện toàn cầu và đặt ra rủi ro, thách thức đối với toàn cầu chứ không chỉ có riêng Việt Nam. Nước nào bình tĩnh hơn, nước nào chủ động hơn, nước nào khôn khéo hơn thì sẽ vượt qua được cú sốc lớn này một cách thành công, tức là giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực và đồng thời cũng có thể tận dụng một số cơ hội nhất định trong bối cảnh hiện nay.

Ứng phó việc áp thuế mới từ Hoa Kỳ: Bình tĩnh, chủ động, khôn khéo thì sẽ vượt qua thử thách- Ảnh 2.

Để tận dụng được dư địa đàm phán, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì làm rõ để phía Hoa Kỳ thấy rằng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính tương trợ, bổ trợ lẫn nhau.- Ảnh minh họa

Các chuyên gia đều khẳng định Việt Nam vẫn còn dư địa đàm phán. Theo ông, yếu tố nào sẽ có tính thuyết phục nhất với phía Hoa Kỳ trong quá trình này?

TS. Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng Việt Nam vẫn còn dư địa đàm phán, nhưng thời gian không còn nhiều. Từ ngày 5/4, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu áp thuế bổ sung 10% cho toàn bộ hàng nhập khẩu và đến ngày 9/4, họ sẽ xem xét mức thuế bổ sung có thể lên tới 50% với khoảng 59 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Để tận dụng được dư địa đàm phán, tôi cho rằng Việt Nam cần tập trung vào một số điểm then chốt.

Thứ nhất, chúng ta vẫn phải tiếp tục kiên trì làm rõ để phía Hoa Kỳ thấy rằng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính tương trợ, bổ trợ lẫn nhau.

Thứ hai, phía Hoa Kỳ vừa công bố các vướng mắc liên quan đến 14 lĩnh vực trong Báo cáo rào cản thương mại Hoa Kỳ hôm 1/4 vừa qua. Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm và có những giải pháp rất cụ thể để khắc phục và giải quyết những băn khoăn, khuyến nghị này. Nếu chúng ta giải quyết kịp thời thì cũng sẽ thể hiện chúng ta có thiện chí và hết sức nghiêm túc để tiếp thu và giải quyết các vướng mắc cho phù hợp.

Thứ 3, trong công thức tính toán về mức độ thuế suất của Hoa Kỳ thì hiện nay có 2 hàm số rất quan trọng: Hàm số chung cho toàn thế giới là 4 và một hàm số nữa có liên quan đến hệ số co giãn mà Hoa Kỳ đang lấy theo mức độ về bảo hộ thương mại của các nước. Việt Nam đang nằm ở trong nhóm có hệ số 0,25 - hệ số tương đối thấp, có nghĩa là chúng ta còn nhiều rào cản thương mại cần phải tháo gỡ. Tôi cho rằng Việt Nam cần chứng minh cho phía Hoa Kỳ là chúng ta đã cởi mở vấn đề thương mại đến đâu, còn đối với những vướng mắc, rào cản thì chúng ta quyết tâm có lộ trình và giải pháp tháo gỡ cụ thể trong thời gian tới, bảo đảm hiệu quả.

Theo đó, chúng ta có thể đề nghị phía Hoa Kỳ nâng hệ số này lên, ví dụ nâng từ 0,25 lên 0,5. Lập tức, mức thuế suất có thể giảm đi đáng kể, có thể từ 46% xuống một mức khoảng 30%. Đó cũng là một cách tiếp cận dựa trên số liệu, khoa học, có công thức tính toán cụ thể mà phía Hoa Kỳ thường làm theo cách đó.

Chúng ta cũng cần hiện thực hóa những biên bản ghi nhớ, hợp đồng đã ký kết về nhập khẩu thiết bị hàng hóa từ phía Hoa Kỳ thực hiện thời gian vừa qua và phải cụ thể thành hợp đồng cũng như có những giao dịch rất cụ thể trong thời gian tới.

Thứ tư, chúng ta cũng cần hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp và địa phương minh bạch hóa nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, của các chương trình, dự án đầu tư có liên quan để khi làm việc với phía Hoa Kỳ, chúng ta có thể chứng minh cho họ thấy là những hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đôi khi xuất phát từ sự đầu tư của Hoa Kỳ chứ không phải đơn thuần của nước khác hay của riêng Việt Nam.

Ông vừa đề cập đến việc minh bạch số liệu và thông tin sản xuất. Theo ông, Việt Nam đã chuẩn bị tốt về mặt dữ liệu và cơ chế chứng minh nguồn gốc chưa?

TS Cấn Văn Lực: Tôi nghĩ rằng thời gian vừa qua, chúng ta đã có những tiến bộ, có chuẩn bị và có sự minh bạch hóa thông tin hơn nhưng rõ ràng vẫn còn bất cập. Đây là điểm mà chúng ta cần sớm khắc phục thời gian tới để chúng ta đàm phán với phía Hoa Kỳ.

Ví dụ, hiện nay chúng ta nhận đầu tư từ Singapore nhưng đôi khi dòng vốn đó lại xuất phát từ doanh nghiệp Hoa Kỳ, thì chúng ta phải chứng minh cho họ thấy điều này để chỉ ra được mức độ hợp tác kinh doanh, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam không chỉ là con số 12 tỷ USD hiện nay mà có thể cao hơn.

Liên quan đến câu chuyện về thuế, chúng ta cần tiếp tục rà soát để có thể giảm bớt những thuế quan đối với hàng hóa được xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam, cũng là một cách để chúng ta thể hiện thiện chí và cũng là một cách để có mức thuế đối ứng phù hợp đối với phía Hoa Kỳ.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Anh Thơ (thực hiện)

Báo Chính phủ

- 05:35 05/04/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bị tuyên 28 năm tù, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) là người được HĐXX sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên trả lại 97 miếng vàng thu giữ tại nhà riêng. Ông Thọ xin giảm nhẹ hình...

Ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất chính thức vận hành chuyến bay đầu tiên

Sau hơn 2 năm xây dựng, ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) chính thức vận hành, khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đi sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh).

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn

Chiều ngày 16/4, tiếp ông Scott Morris, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội nghị thượng đỉnh P4G, Thủ tướng...

Hình thành loạt 'siêu thủ phủ công nghiệp' sau sáp nhập tỉnh thành

Sau sáp nhập tỉnh thành, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ có tác động tích cực, tạo động lực cho việc hình thành các "siêu thủ phủ công nghiệp" mới.

Triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả "khủng" hàng trăm tỉ đồng

14 người trong đường dây sản xuất thuốc giả sản xuất, bán hàng ngàn sản phẩm, thu lời hơn 200 tỉ đồng, công an thu giữ gần 10 tấn tang vật.

Cơ cấu nguồn điện ra sao theo Quy hoạch điện 8 điều chỉnh?

Quy hoạch điện 8 (QHĐ8 điều chỉnh) vừa được thông qua ngày 15/04 nêu rõ, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm...

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh...

Bộ trưởng Xây dựng vừa ký 7 văn kiện quan trọng với Trung Quốc

Theo Bộ Xây dựng, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ Xây dựng đã ký 7 văn kiện quan trọng liên...

Tăng cường chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích hàng xuất khẩu

Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu đề xuất các biện pháp ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi...

Gây thiệt hại 38 tỉ đồng, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Trong quá trình quản lý, sử dụng các khu nhà đất, cựu tổng giám đốc Vinatea Nguyễn Thiện Toàn cùng các đồng phạm đã gây thiệt hại cho nhà nước.


TIN CHÍNH

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn

Chiều ngày 16/4, tiếp ông Scott Morris, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội nghị thượng đỉnh P4G, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98