VFMVF1 sẽ chuyển đổi qua mô hình quỹ mở

22/03/2011 12:30
22-03-2011 12:30:00+07:00

VFMVF1 sẽ chuyển đổi qua mô hình quỹ mở

(Vietstock) - Tại Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2011 của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (HOSE: VFMVF1) sáng 22/03, ông Trần Thanh Tân, TGĐ cho biết dự kiến chuyển đổi Quỹ từ mô hình quỹ đóng sang quỹ mở. Cụ thể, VFMVF1 sẽ chuyển đổi thành quỹ mở toàn phần hoặc quỹ mở một phần.

* VNM, BVH, MSN, HAG, DPM dẫn đầu danh mục của MAFPF1

Ông Tân cho biết thêm, đây cũng là biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thị giá và giá trị tài sản ròng (NAV). Hiện Quỹ đang chuẩn bị hồ sơ cần thiết chờ đón Nghị quyết mới của UBCK về việc cho phép thành lập quỹ mở. Ban đại diện Quỹ sẽ trình Đại hội Nhà đầu tư phương án cụ thể để chuyển đổi VFMVF1.

Đại hội Nhà Đầu tư thường niên 2010 của VFMVF1 diễn ra tại khách sạn REX, Q.1, TPHCM.

Đại hội đã thông qua báo cáo kiểm toán và phân phối lợi nhuận 2010, kế hoạch hoạt động 2011, điều chỉnh bổ sung điều lệ và thông qua chọn lựa đơn vị kiểm toán.

Được biết, do hoạt động của Quỹ năm 2010 không đạt như dự kiến, cổ tức năm 2010 của VF1 chính là khoản cổ tức đã được thanh toán đợt 1 vào ngày 12/05 vừa qua (tỷ lệ 5%/đơn vị quỹ).

Với việc dự báo TTCK Việt Nam năm 2011 tích cực, chiến lược chung của Quỹ tiếp tục theo định hướng đầu tư giá trị, tập trung phần lớn vào cổ phiếu có vốn hóa lớn và phân bổ một phần giá trị tài sản của danh mục vào trái phiếu chuyển đổi.

Ngành nghề tập trung trong năm 2011 vẫn là bán lẻ, dịch vụ viễn thông, bất động sản, năng lượng, hàng hóa công nghiệp, và vật liệu khai khoáng.

Trả lời chất vấn tại Đại hội, bà Hạnh - Phó tổng phụ trách đầu tư chia sẻ, trong năm 2011, Quỹ sẽ tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tương đối bình ổn trong lạm phát, những ngành có thể chuyển áp lực giá qua người tiêu dùng như bán lẻ, thực phẩm và giải khát. Ngoài ra, Quỹ sẽ đầu tư vào ngành dịch vụ và năng lượng với hứa hẹn tăng trưởng về giá.

Theo ông Tân, tiền mặt trong Quỹ hiện không cao, Quỹ sẽ tăng tỷ lệ nếu thị trường phục hồi bằng cách bán các danh mục có lời. Dự kiến tăng tỷ lệ tiền mặt lên 10-15%. Lượng tiền mặt này sẽ đầu tư vào các cơ hội mới, đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết hoặc sắp niêm yết dưới vai trò cổ đông chiến lược thông qua các đợt phát hành riêng lẻ. Ngoài ra, chương  trình cổ phần hóa dự kiến tái khởi động trong năm, trong đó có các doanh nghiệp lớn, đầu ngành sẽ là cơ hội để Quỹ đầu tư VF1 giải ngân trong thời gian tới.

Giải đáp câu hỏi về lộ trình thanh lý Quỹ vào 2014, ông Tân cho biết, Quỹ sẽ có lộ trình thanh lý, loại tài sản nào sẽ thanh lý nếu Đại hội quyết định thanh lý Quỹ. Hiện tại ông chưa nghĩ đến việc gia hạn tiếp, điều này tùy thuộc vào Ban đại diện Quỹ.

VFMVF1: Lỗ “khủng” do đánh giá lại giá cổ phiếu cuối kỳ

Kết thúc năm 2010, VFMVF1 lỗ 203.6 tỷ đồng chủ yếu là do đánh giá lại giá cổ phiếu cuối kỳ,  NAV đạt 2,276 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm (bao gồm cổ tức 15% đã thanh toán cho nhà đầu tư).

Ảnh hưởng đến mức giảm NAV của VFMVF1 trong năm 2010 chủ yếu do cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội và cổ phiếu chưa niêm yết, trong đó cổ phiếu sàn Hà Nội (chiếm bình quân 12.5% NAV) giảm 11% (HNX-Index giảm 32%),  đóng góp vào sự sụt giảm NAV 2% (trong tổng mức giảm 8% NAV).

Chiến lược phân bổ tài sản của VFMVF1 trong năm 2010 là tăng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chuẩn bị niêm yết, giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết, xây dựng lại danh mục trái phiếu ở thời điểm thích hợp. Theo đó, đến ngày 31/12/2010, VFMVF1 đã giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết trong danh mục từ 17.8% NAV xuống 16.8% NAV và tăng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết từ 63% NAV lên 76% NAV,  tương đương tăng 12.7% NAV so với đầu năm. Đến ngày 31/12/2010, danh mục  đầu tư của Quỹ gồm 49 công ty, trong đó 36 công ty đang niêm yết và 13 công ty  chưa niêm yết.

Tại ngày 31/12/2010 tỷ lệ tiền mặt và tài sản khác chiếm 7% NAV.

Giải ngân của VFMVF1 năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009 với tổng giá trị đạt 1,238.5 tỷ đồng, bằng 86.9% so với năm 2009, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu niêm yết và một phần nhỏ vào cổ phiếu chưa niêm yết. Trọng tâm giải ngân vào 3 ngành: bất động sản, hàng hóa công nghiệp và vật liệu khai khoáng, chiếm 83.9% tổng giá trị giải ngân của năm.

Thanh hoán trong năm 2010 đạt 1,365.6 tỷ đồng, bằng 110% giá trị giải ngân năm 2010. Thanh hoán đối với cổ phiếu niêm yết năm 2010 chiếm 86.5%, trái phiếu và cổ phiếu chưa niêm yết là 13.5%.

Ngành bất động sản vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị thanh hoán năm 2010, đạt 388.6 tỷ đồng (tương đương chiếm 28.5%). Ngoài ra, giao dịch mua bán tìm kiếm chênh lệch giá đối với cổ phiếu bất động sản cũng được Quỹ thực hiện trong năm 2010.

Tổng giá trị thanh hoán ngành ngân hàng năm 2010 đạt 260.2 tỷ đồng (chiếm 19%), ngành hàng hóa công nghiệp đạt 126.8 tỷ đồng (9%), ngành vận tải đạt 107 tỷ đồng (7.5%).

Chia sẻ tại đại hội, ông Dominic Scriven - Tổng giám đốc Dragon Capital dự báo GDP năm 2011 ước đạt trên 6.5%. Trong dài hạn, kinh tế của Việt Nam là khá thành công, trong đó có những giai đoạn tăng trưởng nóng cần thời gian để ổn định lại.

Về thị trường chứng khoán, ông cho rằng thị trường đã xuống mức thấp và không thể giảm thêm nữa. Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam hiện là thị trường hấp dẫn nhất khu vực.

Đối với  các doanh nghiệp niêm yết, doanh số năm nay tăng ít nhưng lợi nhuận sẽ được cải thiện, đặc biệt trong ngành sản xuất hàng hóa. Lợi nhuận của doanh nghiệp từ đầu tư bất thường sẽ không còn, bên cạnh đó với áp lực thuế mới sẽ  làm cho lợi nhuận sau thuế giảm. 

Bội Mẫn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ đông NVL chấp thuận điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu

Mới đây, các vấn đề được NVL trình lên để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đều được thông qua. Trong đó có điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu bao gồm phát...

Lãi ròng AAA cao nhất kể từ năm 2019, phải thu về cho vay tăng đột biến

Quý 1/2024, AAA lãi ròng hơn 134 tỷ đồng, gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2023 nhờ giá hạt nhựa ổn định và đồng thời cao thứ hai từ trước đến nay, chỉ sau mức 214 tỷ...

ĐHĐCĐ OPC: Muốn tăng 20% lợi nhuận, đưa ETC thành kênh phân phối chủ đạo

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 27/04, CTCP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) đưa ra kế hoạch tăng trưởng sau một năm đi lùi. Ngoài ra, sẽ mở rộng kênh OTC...

ĐHĐCĐ Saigonres: Muốn khởi động lại việc phát hành 20 triệu cp, khi nào DXG trả hết nợ?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của SGR thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế gấp rưỡi so với năm trước. Tại đại hội, Chủ tịch Phạm Thu đề cập đến việc phát hành 20 triệu...

Tăng mạnh dự phòng rủi ro, HDBank vẫn tăng 47% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) lãi trước thuế gần 4,028 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, dù tăng...

HBC lãi ròng quý 1 gần 58 tỷ đồng

Trong bối cảnh cổ phiếu có thể bị hủy niêm yết nếu tiếp tục báo lỗ trong năm 2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) khởi đầu quý 1 với tín hiệu khá tích...

Sacombank tăng 11% lãi trước thuế quý 1, chất lượng nợ vay cải thiện

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 2,654 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước nhờ giảm...

ĐHĐCĐ BCG: Ông Kou Kok Yiow giữ chức Chủ tịch HĐQT

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) sáng ngày 27/04/2024 đã thông qua việc bầu ông Kou Kok Yiow giữ chức Chủ tịch HĐQT. Còn ông Nguyễn Hồ...

ĐHĐCĐ Petrolimex: Triển khai hóa đơn điện tử chỉ tốn hơn 1 tỷ đồng cho toàn hệ thống

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục...

ĐHĐCĐ BIDV: Phân khúc khách hàng 10 năm qua thay đổi ra sao?

Sáng 27/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng vốn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98