Thành lập công ty mua bán nợ quốc gia: “Mục tiêu không phải là có lãi”

19/06/2012 10:21
19-06-2012 10:21:15+07:00

Thành lập công ty mua bán nợ quốc gia: “Mục tiêu không phải là có lãi”

Công ty mua bán nợ quốc gia do ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất thành lập sẽ có nhiệm vụ xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại (NHTM), khơi thông dòng tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng công ty này sẽ hoạt động bằng nguồn vốn nào và mô hình hoạt động ra sao? Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính – ngân hàng trao đổi về vấn đề này.

Thưa ông, NHNN cho biết sẽ thành lập công ty mua bán nợ quốc gia để xử lý khoảng 100.000 tỉ đồng nợ xấu của NHTM. Vậy theo ông lượng vốn lớn như vậy sẽ được huy động ở đâu?

Với quy mô công ty như vậy, theo tôi, việc huy động vốn sẽ được tiến hành qua ba kênh. Một là nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu, nhưng lượng ít thôi, và chỉ mang tính chất “xúc tác”. Hai là huy động từ phát hành trái phiếu. Ở đây có hai loại: trái phiếu do Chính phủ hoặc NHNN phát hành và trái phiếu do công ty trực tiếp phát hành có bảo lãnh của Chính phủ. Ba là một phần vốn nhỏ do các NHTM đóng góp.

Có ý kiến cho rằng, phương án Nhà nước cấp vốn hay phát hành trái phiếu cho công ty mua bán nợ là quá ưu ái và dường như, NHNN bỏ tiền ra mua lại khoản nợ của mình?

Không phải. Việc Chính phủ, NHNN hay công ty phát hành trái phiếu là việc hết sức bình thường. Ở đây, NHNN sẽ phát hành trái phiếu, sau đó chuyển lại cho công ty mua bán nợ. Tất nhiên là phải kèm theo những điều kiện cụ thể. Nhất là điều kiện: ai trả lãi, ai trả gốc, mức lãi suất...

Về cơ chế hoạt động, theo ông, công ty này sẽ được tổ chức và tiến hành mua bán nợ như thế nào?

Ở Indonesia, Chính phủ thành lập uỷ ban về tái cơ cấu; ở Thái Lan, công ty mua bán nợ là trực thuộc ngân hàng trung ương; còn ở Mỹ, công ty mua bán nợ do bộ Tài chính quản lý và họ thành lập một định chế tài chính độc lập để xử lý việc này.

Khi đã là một định chế độc lập thì công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Đương nhiên, cần phải có một bộ luật quy định rõ về công việc của công ty này. Trong đó, có ban hành cho nó đặc quyền, chẳng hạn: quyền được phép mua bán nợ với các NHTM mà không phải xin ý kiến các bên cho vay, quyền xử lý các công việc mà không có can thiệp bằng biện pháp hành chính…

Hơn nữa, phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động và có kiểm toán thường xuyên, thậm chí có kiểm toán quốc tế.

Về xác định giá mua, giá bán nợ, theo tôi nên thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhưng mục tiêu của công ty này là mua lại nợ của NHTM với giá bao nhiêu để sau khi bán đi không bị lỗ, chứ không kinh doanh có lời. Vì mục tiêu thành lập công ty này không phải là lợi nhuận, mà là hỗ trợ xử lý nợ xấu cho NHTM, qua đó giúp xử lý nợ xấu cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Mục đích chính là không bị mất mát vốn, thua lỗ nhiều tiền của Nhà nước.

Như vậy, mô hình công ty này sẽ hoạt động lâu dài hay chỉ mang tính giai đoạn thôi?

Hiện nay, mô hình công ty này tồn tại ở mấy hình thức: một là công ty mua bán nợ tồn tại lâu dài nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý nợ, cơ cấu lại (như công ty Kamco Hàn Quốc). Hai là được thành lập với mục đích ngắn hạn là hỗ trợ xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng (như ở Malaysia).

Còn ở Thái Lan và Indonesia, họ áp dụng cả hai mô hình và giờ đã khơi thông được dòng vốn. Ở Mỹ, công ty mua bán nợ được thành lập năm 2008 và trong vòng hai năm, họ đã xử lý xong các khoản nợ xấu cho ngân hàng.

NHNN đang xới xáo vấn đề xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thành lập công ty mua bán nợ xấu phải xây dựng thành đề án và có giải trình cụ thể trước Chính phủ, Quốc hội cho thấy tính khả thi phải làm sao cho việc sử dụng vốn hiệu quả, không đem lại tai tiếng.

Thu Hằng (thực hiện)

sài gòn tiếp thị





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98