Hệ thống ngân hàng đã xử lý được hơn 1 triệu tỷ đồng nợ xấu

19/05/2020 11:46
19-05-2020 11:46:00+07:00

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được hơn 1 triệu tỷ đồng nợ xấu

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 1,076 triệu tỷ đồng nợ xấu.

* Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất?

* Nợ xấu ngân hàng tăng nhanh trong quý 1, nhiều rủi ro vẫn còn phía trước?

* Hạ lãi vay, đừng quên 'cục máu đông' nợ xấu

Ảnh minh họa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội nhìn lại cả quá trình xử lý kể từ khi toàn hệ thống thực hiện tái cơ cấu.

Theo nội dung của báo cáo, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được xử lý, kiểm soát và tính đến cuối tháng Ba là 1,77%.

Tính từ năm 2012 đến cuối tháng Ba, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 1,076 triệu  tỷ đồng nợ xấu (riêng năm 2019 xử lý được 159.700 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26.940 tỷ đồng).

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến tháng Ba ở mức 4,46%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% vào cuối năm 2018.

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, về xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng Ba, cả hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 299.800 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt) là 169.400 tỷ đồng (chiếm 56,5% tổng nợ xấu đã xử lý); xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 65.300 tỷ đồng (chiếm 21,79% tổng nợ xấu đã xử lý).

Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 65.080 tỷ đồng (chiếm 21,7%).

Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng Ba, các tổ chức tín dụng đã sử dụng 154.580 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nợ xấu hiện đang tập trung chủ yếu ở các tổ chức tín dụng yếu kém, tuy nhiên chưa thể xử lý nhanh được do nhiều khoản nợ liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh và khả năng trích lập dự phòng rủi ro của một số tổ chức tín dụng còn hạn chế.

Vì vậy Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay).

Thúy Hà

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD đi lên

Trong tuần từ 16-20/06/2025, giá USD trên thị trường quốc tế tăng trở lại sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định không cắt giảm lãi suất tại cuộc họp...

Cá nhân có thể vay 300 triệu đồng mà không cần tài sản bảo đảm

Mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình được nâng từ 100-200 triệu đồng lên 300 triệu đồng. Đối với hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã...

Ngân hàng Nhà nước vận hành mô hình 15 khu vực từ tháng 7

Từ tháng 7/2025, Ngân hàng Nhà nước sẽ vận hành hoàn toàn theo mô hình 15 khu vực, thay thế 63 chi nhánh hiện nay. Việc tái cơ cấu được thực hiện theo hướng kế thừa...

VPBankSME bắt tay Hilo, Vinatti hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình

Tọa đàm “Giải pháp tài chính số cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME” giữa VPBankSME, Hilo và Vinatti mở ra giải pháp toàn diện cho hộ kinh doanh chuyển đổi lên...

Phát triển kinh tế tư nhân: Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động, doanh nghiệp trong nước đang còn phục hồi sau dịch, việc khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ...

Tái cơ cấu SCB: Nhóm các nhà đầu tư liên danh đang 'có sẵn 2 tỉ USD'

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vừa đề xuất phương án tái cơ cấu Ngân hàng SCB, thông qua mối hợp tác cùng các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, cam kết bồi hoàn hơn...

Thống đốc: Cần mở rộng thu hút vốn ngoại, tránh phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân hàng như hiện nay

Phát biểu giải trình thêm về các vấn đề Đại biểu Quốc hội quan tâm lĩnh vực tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng với chỉ tiêu nợ nước...

Tín dụng 5 tháng đầu năm tại TPHCM tăng 3.89%

Đến cuối tháng 5/2025, số liệu thực tế cho thấy tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TPHCM đạt hơn 4.1 triệu tỷ đồng, tăng 3.89% so với cuối năm 2024 và tăng 13.64% so...

Cách gửi tiết kiệm hàng tháng tối ưu lợi ích

Gửi tiết kiệm hàng tháng là sự lựa chọn hợp lý với nhiều người. Dưới đây là cách gửi tiết kiệm hàng tháng tiện lợi, hưởng lãi suất tốt.

Tỷ giá ngày 19/6: Đồng USD tại các ngân hàng thương mại quay đầu tăng mạnh

Vào lúc 8 giờ 30 sáng 19/6, tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết 25.916-26.276 VND/USD (mua vào-bán ra), cùng tăng 33 đồng ở cả hai chiều giao dịch so...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98