Nợ xấu: Ngân hàng phải nhập cuộc...

19/07/2012 15:27
19-07-2012 15:27:42+07:00

Nợ xấu: Ngân hàng phải nhập cuộc...

Khối nợ xấu có thể tháo gỡ nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tạo ra một cơ chế vận hành năng động và giới ngân hàng có cái tâm gắn bó, san sẻ, hy sinh quyền lợi trước mắt để giúp kinh tế phục hồi.

Trăm dâu đừng đổ đầu tằm!

“Việc thành lập công ty mua bán nợ mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu, chưa trình Chính phủ và nếu công ty này ra đời, cũng không cần đến 100.000 tỉ đồng để xử lý nợ xấu vì NHNN sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính. Khi mua bán, giá dựa trên giá chiết khấu, có tính đến yếu tố trích lập dự phòng rủi ro” - quyền Chánh thanh tra NHNN, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, khẳng định trong buổi gặp mặt báo chí vào cuối tuần trước.

Có thể ngành ngân hàng không cần nhiều tiền đến thế để giải quyết nợ xấu, nhưng vẫn cần tiền ở mức độ nào đó. Và dù con số là bao nhiêu, tiền ấy cũng xuất phát một phần từ ngân sách, từ tiền đóng thuế của dân. Trong khi ngân sách còn bội chi, có nên đẩy thêm gánh nặng lên vai người đóng thuế? Chắc chắn là không nên.

Nợ xấu một phần là hậu quả của lỗi cơ chế chính sách tồn đọng lại. Không phải bây giờ người ta mới biết có nợ xấu. Nó tồn tại trong nhiều năm, nó là sự tích lũy, dồn tụ của cả một thập niên tăng trưởng tín dụng nóng. Một phần của nó do ngân hàng tạo nên. Ông Nghĩa nói rằng “ngân hàng không phải tác giả của nợ xấu”. Nếu ngân hàng thẩm định dự án chính xác, giải ngân theo đúng quy trình quản trị rủi ro, liệu nợ xấu có giảm thiểu không? Có chứ. Sẽ công bằng hơn khi nhận định nợ xấu là kết quả của cả cơ chế chính sách, của hiệu quả sử dụng vốn vay chưa tốt từ khách hàng và quản trị chưa đúng tầm của ngân hàng.

Phải biết hy sinh

Người ta đang bàn thảo đến các phương thức xử lý nợ xấu, nhưng chưa có ý kiến nào nói đến nghĩa vụ, trách nhiệm và sự hy sinh quyền lợi trước mắt để có một tương lai ổn định lâu dài của ngành ngân hàng. Tương lai bền vững là cho ngân hàng, vì ngân hàng, nên ngân hàng không thể không xắn tay áo vào cuộc.

Động thái đầu tiên nên chăng các ngân hàng hy sinh lợi nhuận để đảm bảo an toàn hệ thống bằng cách giảm nhanh lãi suất cho vay, kéo dần lãi suất đầu ra về mức 12-13%/năm nhằm giúp doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm và trụ lại được. Đây là sự hỗ trợ thiết thực và để đổi lại, doanh nghiệp phục hồi, dần khỏe mạnh, sẽ “nuôi” ngân hàng. Thực chất, ngân hàng có thể giảm lợi nhuận ngắn hạn, nhưng lợi nhuận ấy không mất đi, nó sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận dài hạn ở thì tương lai.

Kế đó, cũng không ai khác ngoài ngân hàng có thể giảm nhanh nợ xấu bằng cách trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Thay bằng hạch toán lợi nhuận cao, chia cổ tức cao, hãy trích dự phòng tối đa có thể. Giả sử mỗi ngân hàng trích thêm 500-1.500 tỉ đồng dự phòng/năm, thậm chí những ngân hàng nhỏ cũng ráng trích thêm 100-200 tỉ đồng, thì mỗi năm sẽ có thêm khoảng 30.000 tỉ đồng để tự xử lý nợ xấu. Số tiền này cộng với 67.300 tỉ đồng dự phòng hiện có, đủ để đưa nợ xấu về con số không trong vòng 4-5 năm. Chỉ cần các cổ đông, các chủ ngân hàng đồng lòng thời gian đó không có cổ tức.

Trích lập thêm dự phòng có khả năng tác động đến nguồn thu thuế từ các tổ chức tín dụng. Song, không nên quên rằng nguyên tắc thu của thuế là có lãi thực mới thu. Ngoài ra, thống kê từ nhiều năm qua cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng khá đều và phần tăng trưởng có thể bù đắp cho phần thu thiếu hụt từ trích lập dự phòng thêm. Thí dụ lợi nhuận năm ngoái của ngân hàng A là 2.000 tỉ đồng, năm nay là 3.000 tỉ đồng, thì phần tăng thêm 1.000 tỉ đồng dùng để trích lập thêm dự phòng sẽ không ảnh hưởng đến nguồn thu thuế vì mức thuế nộp vẫn tương đương năm trước. Nhìn vào số tuyệt đối, nguồn thu thuế sẽ không hụt.

Trong khi đó việc trích lập dự phòng thêm sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mạnh tay trong đòi nợ, có thời gian thanh lý tài sản thế chấp ở mức giá hợp lý, tạo nên nguồn thu những năm sau. Tất nhiên những nguồn thu nếu có này cũng thuộc đối tượng nộp thuế, sau đó phần còn lại sẽ thuộc lợi ích cổ đông. Lọt sàng xuống nia, bỏ cái trước mắt, lấy cái lâu dài, ngân hàng có thể không mất hoặc mất ít nhiều tiền bạc, nhưng thay vào đó, họ có được một giai đoạn “tĩnh tâm”, nuôi dưỡng khách hàng cũ, tìm khách hàng mới, tạo dựng sức cạnh tranh.

Trích lập thêm dự phòng rủi ro đến đâu thuộc thẩm quyền của mỗi ngân hàng. Có quy định phân loại nợ theo định lượng và định tính. Đâu cần đợi thời gian vay quá hạn mới trích dự phòng. Tháng này ngân hàng cho vay, tháng sau nhận ra khách hàng có nguy cơ không trả được nợ, dự phòng có thể được trích lập ngay để đảm bảo an toàn. Luật pháp khuyến khích, cho phép, chỉ cần trích đúng và trích đủ.

Có một điều nhạy cảm là màu cờ sắc áo ngân hàng. Lợi nhuận sau trích lập thấp, cổ tức thấp, sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng có thể loãng bớt. Bởi thế mới có chuyện ngân hàng “phải biết hy sinh”.

Hải Lý

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Chuyển đổi số ngân hàng: Nhân tài và tư duy số là thách thức

Chuyên gia đến từ các ngân hàng đều đồng ý rằng con người và tư duy số là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98