Mua nợ xấu của ai?

09/08/2012 07:07
09-08-2012 07:07:46+07:00

Mua nợ xấu của ai?

Đây là câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người sẽ thốt lên sau khi nghe chính các "ông chủ" của nhiều ngân hàng (NH) lớn khẳng định, họ hoàn toàn có thể tự xử lý được nợ xấu của mình.

* Tổng Giám đốc Eximbank: “Ngân hàng tự xử lý được nợ xấu”

Những NH này đều có tỷ lệ nợ xấu (theo công bố của chính họ) nằm trong ngưỡng an toàn.

Quan trọng hơn, họ đều nằm trong nhóm G14, nhóm chiếm 90% thị phần trên thị trường tín dụng. Nếu họ có thể tự xử lý được, không có lý do gì chúng ta phải tính đến chuyện thành lập công ty mua bán nợ của nhà nước để mua nợ xấu của NH đã gây tranh cãi lâu nay. Điều mà cơ quan quản lý cần làm là tạo hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, để các NH có thể mua, bán nợ xấu với nhau. Bởi nợ xấu của NH này, rất có thể lại là cơ hội của NH khác và ngược lại. Bên cạnh đó, đơn giản thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý để NH có thể xử lý nhanh các khoản nợ xấu khi phải thông qua tòa án...

Xử lý nợ xấu, ngay từ khi được đề xuất đều "vin" vào lý do, nhằm thông vốn cho nền kinh tế. "Áp lực" thông vốn trong bối cảnh sản xuất đình đốn, doanh nghiệp đói vốn đã khiến đề án này dù vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối, rất nhiều phân tích về sự bất hợp lý, thiếu công bằng, thiếu sòng phẳng khi lấy tiền thuế của dân để gánh rủi ro cho hệ thống NH nhưng vẫn được bảo lưu.

Tuy nhiên, đến lúc này mọi việc đã quá rõ ràng, câu trả lời đã có: nợ xấu không phải là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn dòng vốn vào nền kinh tế. Minh chứng cụ thể nhất là các NH vẫn kêu ứ vốn, vẫn liên tục đưa ra các gói vay ưu đãi nhằm đẩy mạnh cho vay. Nguyên nhân gây "nghẽn vốn", có thể khẳng định, chính là lãi suất cao. Vậy thay vì "đeo đuổi" việc thành lập công ty mua bán nợ với quá nhiều bất hợp lý như phân tích trên, NHNN nên tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm lãi vay càng sớm càng tốt cho DN.

Nếu chúng ta vẫn tiếp tục bảo vệ việc thành lập công ty mua bán nợ trong khi hầu hết các NH trong nhóm G14 đều có thể tự xử lý được, đồng nghĩa với việc bỏ tiền ngân sách để cứu các NH yếu, kém. Dư luận có quyền đặt câu hỏi, NH nào được mua? tại sao mua? các cổ đông lớn của NH đó là ai? Điều gì khiến chúng ta phải đi ngược lại với quy luật đào thải tất yếu của thị trường để cứu các NH không năng suất, chất lượng và hiệu quả? Trong khi không ít lần, trước sự phá sản hàng loạt của DN, nhiều vị lãnh đạo đã khẳng định, đó là cuộc thanh lọc cần thiết?

Có thể khẳng định, không thể, không nên và không có một ngoại lệ cho bất cứ tổ chức kinh tế nào trên thị trường nếu chúng ta thực sự hướng đến sự phát triển bền vững. Nếu không chấp nhận đào thải, khó thể hy vọng có một hệ thống NH, hệ thống tài chính lành mạnh.

Nguyên Khanh

thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98