IMF: Việt Nam cần gấp rút giải quyết nợ xấu

29/11/2012 21:53
29-11-2012 21:53:30+07:00

IMF: Việt Nam cần gấp rút giải quyết nợ xấu

Một trong những vấn đề cần phải gấp rút được giải quyết và Chính phủ Việt Nam cũng đã đang nỗ lực chấm dứt nó, chính là nợ xấu - Theo đại diện IMF.

Ông Sanjay Kalra


Tại Hội nghị Ổn định Tài chính Đông Á vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã quan tâm đến mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thế nhưng tái cấu trúc thế nào cho hiệu quả vẫn còn là câu hỏi lớn. Phóng viên Bản tin Tài chính Kinh doanh đã có cuộc trao đổi với ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam về vấn đề này.

Thưa ông, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam nên làm gì để giải quyết nợ xấu?

Ông Sanjay Kalra: Có thể thấy những năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam mở rộng khá nhanh về quy mô và tín dụng tăng trưởng nóng. Rất nhiều vấn đề đã phát sinh trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng và có nhiều vấn đề khác nảy sinh trong nhóm doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác đáng lo trong lĩnh vực ngân hàng như chất lượng quản trị, khả năng quản trị rủi ro, trình độ giám sát yếu.

Để giải quyết được nợ xấu, cần phải làm ba việc: Thứ nhất, cần phải biết nợ xấu của ngân hàng thực chất là bao nhiêu. Thứ hai, các ngân hàng cũng cần phải có biện pháp dự phòng cần thiết. Thứ ba, cần thành lập một công ty quản lý tài sản theo cách minh bạch thông tin nhất, chuyên trách giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Câu chuyện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện đang được nói đến khá nhiều. Theo quan điểm của ông, Việt Nam nên tiến hành việc này như thế nào?

Ông Sanjay Kalra: Nhiều người đang đặt câu hỏi, liệu có phải Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng trong hệ thống. Những thách thức mà các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần phải giải quyết khác nhau và chính ngay trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, vấn đề mà nhóm ngân hàng cổ phần lớn gặp phải cũng khác với nhóm ngân hàng nhỏ. Vì vậy, nếu muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, cần đến nhiều biện pháp khác nhau áp dụng với từng nhóm đối tượng.

Khi muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, người ta cần phải nhớ rằng, họ cũng nên tái cấu trúc nhóm đối tượng vay tiền của các ngân hàng. Trong trường hợp Việt Nam, trong tổng số nợ xấu thì tỷ lệ lớn đến từ các khoản vay của nhóm doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, một điều chắc chắn đó là khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, cần phải tái cấu trúc cả nhóm doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam cần gói giải pháp tổng thể bao gồm: Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, giám sát các ngân hàng chặt chẽ hơn.

Với tư cách là một định chế tài chính quốc tế lớn hàng đầu thế giới, liệu IMF có kế hoạch hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng?

Ông Sanjay Kalra: Chúng tôi có các cuộc đối thoại thường niên với Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi phân tích vấn đề thực chất đang nằm ở đâu và nên đưa ra giải pháp như thế nào. Thế nhưng quan trọng hơn chúng tôi đang hợp tác với Ngân hàng Thế giới để tiến hành chương trình đánh giá hệ thống tài chính. IMF cũng đã thực hiện chương trình tương tự tại nhiều nước thành viên để hiểu được bản chất các vấn đề của hệ thống tài chính. Chúng tôi sẽ tìm hiểu về thực trạng liệu hoạt động quản trị các ngân hàng có đạt chuẩn quốc tế, hoạt động quản trị rủi ro… khoảng sau 6 tháng nữa chúng tôi sẽ công bố báo cáo cụ thể.

Chúng tôi cũng nhận thấy chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, cụ thể đã có một số ngân hàng sáp nhập và NHNN vẫn phát đi tín hiệu cho thấy sẽ còn tiếp tục động thái trên trong tương lai.

Xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia cuộc trao đổi!

Ngọc Diệp

vtv







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98