Tại sao nợ xấu của Việt Nam ở mức cao?

06/12/2012 13:00
06-12-2012 13:00:00+07:00

Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện nay. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng xuất hiện dày đặc. Và cả trong các phát biểu của các quan chức và tại Quốc hội, nợ xấu cũng thường xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài.

Để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nợ xấu và cô đọng lại những diễn biến trong thời gian qua, mời các nhà đầu tư cùng độc giả đón đọc chuỗi bài viết phản ánh hiện trạng, nguyên nhân của nợ xấu hiện nay; những khó khăn trong việc xử lý vấn đề này và những đề xuất về mô hình quản lý nợ xấu đối với Việt Nam.

Kỳ 2:

Tại sao nợ xấu của Việt Nam ở mức cao?

Tình trạng nợ xấu của Việt Nam đã được người viết trình bày trong bài viết trước. Vậy tại sao nợ xấu lại tăng mạnh như vậy? Chỉ khi tìm được lý do thật sự của vấn đề thì mới có được những giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng nợ xấu.

Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay

Bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng tạo ra nợ xấu cho các ngân hàng. Khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hay hộ gia đình vay một lượng tiền lớn thì khả năng rơi vào tình trạng không thể trả được nợ cũng cao, dẫn đến nợ xấu của ngân hàng gia tăng.

Có thể thấy, khủng hoảng tài chính những năm 1997-1998 vừa qua đã đẩy nợ xấu của các quốc gia bị tác động tăng lên đến trên 10%, thậm chí cả gần 50% như Thái Lan và Indonesia.

Hay mới đây, cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng khiến nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh. Chính phủ Mỹ phải liên tục tung tiền để mua các tài sản độc hại của ngân hàng nhằm tạo thanh khoản cho thị trường, EU cũng phải tung ra nhiều gói cứu trợ các ngân hàng yếu kém.

Đối với Việt Nam, tuy chưa phải là một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự nhưng nợ xấu cũng hết sức trầm trọng. Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển lệch lạc và sự yếu kém chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu của Việt Nam với con số cao như hiện nay bởi đã trải qua một quá trình tích lũy lâu dài trong nền kinh tế. Đây là điểm khác biệt so với nợ xấu của nhiều quốc gia.

Hệ thống NHTM Nhà nước tại Việt Nam như là một cộng cụ cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước và kể cả Chính phủ. Các hoạt động cho vay không được xét duyệt trên các tiêu chí khách quan, do vậy rất nhiều dự án kém hiệu quả cũng như doanh nghiệp ốm yếu vẫn được vay vốn. Bên cạnh đó thì việc sử dụng nguồn vốn không được kiểm soát một cách chặt chẽ nên gây tham ô, lãng phí lớn nguồn vốn vay. Hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp, dự án không đủ khả năng để trả nợ.

Chẳng hạn Vinashin, Vinalines, EVN… được chỉ định cho vay với số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng bất chấp hiệu quả của doanh nghiệp này, trở thành những khoản nợ xấu cho ngân hàng. Ngoài ra, còn rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác cũng rơi vào khó khăn và nhiều khả năng không trả được nợ. Điển hình như các công ty sắt thép, xi măng trong hai năm qua đã lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng và phải cầu viện nguồn cứu trợ từ phía Chính phủ.

Không chỉ có khu vực nhà nước rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”, để tình trạng nợ xấu tăng mạnh mà ngay cả các ngân hàng tư nhân cũng không thoát khỏi. Nhiều ngân hàng tư nhân do thiếu các biện pháp quản trị rủi ro, cho những khách hàng không đảm bảo điều kiện vay vốn. Hơn nữa, tình trạng tiêu cực trong xét duyệt tín dụng cũng khá phổ biến.

Tuy nhiên, ngay cả đối với những ngân hàng được xem là “tử tế” và có hệ thống kiểm soát rủi ro tốt cũng không thoát khỏi tình trạng nhóm lợi ích chi phối. Những cổ đông lớn, lãnh đạo của ngân hàng sử dụng ngân hàng như là một công cụ để huy động vốn từ người dân rồi cấp tín dụng cho doanh nghiệp của mình, người thân… Điều này là rất rủi ro vì việc cho vay này đã bỏ qua những đánh giá rủi ro khách hàng. Thực tế, trên thị trường có những ngân hàng cho vay nội bộ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ, đặc biệt khi phần lớn vốn này lại đầu tư vào các dự án bất động sản. Do vậy, một khi kinh tế, bất động sản gặp khó khăn thì điều tất yếu nợ xấu sẽ tăng mạnh.

Suốt nhiều năm qua nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức rất đẹp (1-2%), tuy nhiên thực chất nợ xấu vượt xa con số này. Các TCTD cố tình sử dụng nhiều biện pháp che dấu nợ xấu để duy trì lợi nhuận ở mức cao. Do không báo cáo trung thực, không trích lập dự phòng đầy đủ dẫn đến việc nợ xấu tích lũy liên tục qua nhiều năm. Sự khó khăn kinh tế hiện nay cùng với cú siết tín dụng vừa qua đã làm cho “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng bộc lộ rõ nét.

Tóm lại: Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay. Việc thiếu kiểm soát này là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế nặng về “chỉ huy” và kém minh bạch. Ngân hàng vừa không đủ năng lực thẩm định chất lượng khách hàng vừa không có động cơ để thẩm định nó. Ngoài ra, vì sự thiếu minh bạch đó làm cho nhóm lợi ích chi phối thị trường tài chính và dẫn đến rủi ro đạo đức. Nền kinh tế gặp khó khăn làm cho nợ xấu tăng và đồng thời cũng khiến cho nợ xấu được che dấu trước đó bung ra.

Đọc thêm:

* Kỳ 1: Nợ xấu Việt Nam: Những con số đầy ma thuật

* Kỳ 3: Những rào cản trong việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam (Đón đọc)

Huỳnh Bá (Vietstock)

FFN







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98