Ngân hàng không dễ thở khi bán nợ xấu

25/03/2013 14:23
25-03-2013 14:23:33+07:00

Ngân hàng không dễ thở khi bán nợ xấu

Cho dù được Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đồng ý mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách, song nhiều ngân hàng sẽ vẫn tìm cách giấu nợ, không muốn bán nợ xấu cho VAMC.

Ngân hàng lợi, VAMC không lỗ

Theo Dự thảo Nghị định Thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC, VAMC sẽ mua nợ xấu ngân hàng và trả bằng trái phiếu. Với cách làm này, VAMC sẽ không tốn tiền mua nợ, còn các ngân hàng, thay vì phải “ôm” nợ xấu, được sở hữu những giấy tờ có giá để đem lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiết khấu.

Theo Dự thảo trên, VAMC sẽ mua nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách. Điều này càng được củng cố qua lời phát biểu của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về bản chất của VAMC tại Hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ - ngân hàng tổ chức ngày 21/3 tại Đà Nẵng. Như vậy, thay vì vừa phải trích lập dự phòng rủi ro mà nợ xấu vẫn nằm trong bảng cân đối tài sản, ngân hàng bán nợ cho AMC. Cho dù vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro, song ngân hàng đã đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản.

Mới nghe qua, cứ tưởng ngân hàng lợi lớn, trách nhiệm xử lý nợ xấu thuộc về VAMC, song thực tế không hẳn như vậy. Nguyên tắc hoạt động của VAMC là phải bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, nên không có khả năng thua lỗ. Chính vì vậy, trái phiếu mà VAMC phát hành để trả cho ngân hàng bán nợ chỉ có giá trị trong 5 năm, với lãi suất bằng 0%. Có nghĩa là, ngân hàng không thể bán đứt nợ xấu cho VAMC, mà chỉ được giãn thời gian xử lý nợ xấu trong 5 năm, còn trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về ngân hàng.

Theo Dự thảo Nghị định trên, trong 5 năm đó, mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu. Nếu sau 5 năm, nợ xấu chưa bán được, VAMC cũng không mất gì vì lúc đó ngân hàng cũng đã trích lập đủ 100% giá trị trái phiếu. Còn ngân hàng được nhận khoản nợ về, nhưng nợ xấu lúc đó đã ra khỏi bảng kế toán, tức đã không còn là nợ xấu, song ngân hàng vẫn được quyền đòi nợ.

Sẽ có nhiều ngân hàng không muốn bán nợ

Rõ ràng, bán nợ cho AMC, ngân hàng được lợi lớn, vì vừa làm sạch được nợ trong bảng cân đối tài sản, lại vừa có thêm khoản tiền để hoạt động. Tuy nhiên, cái giá mà ngân hàng phải trả khi bán nợ cho VAMC cũng khá đắt. Mỗi khoản nợ bán ra, ngân hàng đều phải trích lập dự phòng rủi ro 20%. Điều này có nghĩa là, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị hao hụt một cách khủng khiếp. Tuy nhiên, ngân hàng chây ỳ bán nợ cũng không được, vì theo quy định sắp ban hành, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ buộc phải bán nợ cho VAMC, nếu được yêu cầu. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khi VAMC ra đời, sẽ có nhiều ngân hàng cố tình giấu nợ để khỏi phải bán cho VAMC.

“Nếu giấu nợ, tuy nợ xấu không được giải quyết, song lại không phải trích lập dự phòng rủi ro, không bị áp lực lợi nhuận với cổ đông, tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Còn nếu bán nợ cho VAMC, đồng thời tăng trích lập dự phòng rủi ro, có khi ban lãnh đạo ngân hàng đó sẽ bị mất ghế”, một chuyên gia kinh tế nhận định.

Hiện tại, tỷ lệ nợ xấu mà NHNN công bố là 6%. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho biết, đây là con số nợ xấu ở mức độ lạc quan nhất. Theo một thông tin từ NHNN, tỷ lệ nợ xấu (tính cả các khoản nợ chưa được cơ cấu lại) tại thời điểm tháng 9/2012 là 17,2%. Trong điều kiện kinh tế chưa hồi phục như hiện nay, số doanh nghiệp thoát khỏi nợ xấu nhờ cơ cấu nợ không nhiều. Số nợ xấu được giải quyết bằng thanh lý tài sản đảm bảo và sử dụng quỹ trích lập dự phòng rủi ro cũng không lớn.

Chưa kể, từ ngày 1/6/2013, khi quy định mới của NHNN về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro có hiệu lực, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng đáng kể do nhiều khoản vay được cơ cấu nợ, giãn nợ trước đó sẽ phải quay lại bảng nợ xấu.

Cùng với Thông tư 07/2013/TT - NHNN vừa được ban hành về kiểm soát đặc biệt với tổ chức tín dụng, nếu NHNN quyết tâm đưa nợ xấu về thực chất, đồng thời quyết liệt xử lý nợ, các ngân hàng sẽ khó chây ỳ xử lý nợ xấu. Và như vậy, hoàn toàn có khả năng một số ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt, có thể bị mua lại, hợp nhất, phá sản, thậm chí bị quốc hữu hóa trong thời gian tới.

Hà Tâm

đầu tư







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98