“Cây đũa thần” sẽ khó tỏa phép màu?

20/06/2013 09:55
20-06-2013 09:55:56+07:00

“Cây đũa thần” sẽ khó tỏa phép màu?

Cho dù đề án VAMC được triển khai một cách “quyết liệt”, vẫn không có gì bảo đảm là nợ xấu thực tồn tại trong hệ thống ngân hàng sẽ được giải quyết triệt để, ứng với tình trạng né tránh và thiếu minh bạch của một số ngân hàng như hiện nay.

* Dự thảo Thông tư Quy định mua, bán nợ xấu của VAMC

Cản trở từ chính ngân hàng

Chỉ vài tuần nữa, mô hình Công ty Quản lý tài sản (VAMC) - từng được xem là “cây đũa thần” - sẽ được chính thức áp dụng với hy vọng có thể giải quyết phần nào nợ xấu tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.

Song cho tới giờ, những thông tin bề nổi lại cho thấy một số ngân hàng không tỏ ra quá nhiệt tình về VAMC, vì cho rằng việc ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC mà phải trích lập dự phòng 20% cũng sẽ không giải quyết được nhiều cho họ.

Theo phân tích của giới chuyên gia và bản thân một số giám đốc ngân hàng, nếu hết thời hạn xử lý mà nợ xấu không được VAMC giải quyết trọn vẹn, các ngân hàng sẽ phải mua lại khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và vẫn chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu. Đó cũng là ý kiến của Tổng giám đốc MeKongBank - ông Tay Han Chong. Ông này cũng bổ sung rằng việc ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC chỉ là giải pháp giãn nợ. Khi hết thời hạn, nếu nợ xấu không được VAMC xử lý, thì ngân hàng phải mua lại bằng chính trái phiếu đặc biệt.

“Thời gian sẽ chữa lành các vết thương” lại là triết lý của VAMC, được thuật lại bởi ông Nguyễn Đức Độ - một chuyên gia tài chính thuộc Viện Khoa học tài chính - Bộ Tài chính. Ông Độ cho rằng cách xử lý nợ xấu của Đề án VAMC vừa được Chính phủ thông qua, về bản chất, là kéo dài thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp và ngân hàng.

Nhưng kéo dài đến chừng nào?

Theo quan điểm một lãnh đạo một ngân hàng tại TpHCM, VAMC là cánh cửa cuối cùng để bọc lót cho ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu.

Điều được xem là “cánh cửa cuối cùng” cũng được ông Nguyễn Đức Độ thuyết minh trên một tờ báo về yếu tố rủi ro của nó: Đề án VAMC rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn, các ngân hàng chỉ có thể giải quyết được nợ xấu khi nền kinh tế phục hồi; mà nền kinh tế chỉ phục hồi khi tín dụng tăng; tín dụng chỉ tăng khi nợ xấu được giải quyết. Chính vì vậy, việc kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế cùng với thời gian để tạo điều kiện cho việc giải quyết nợ xấu là không ổn về mặt lô-gíc. Hơn nữa, triết lý “thời gian sẽ chữa lành các vết thương” chỉ phát huy tác dụng đối với các vết thương nhỏ. Nếu bối cảnh kinh tế vĩ mô về tổng thể vẫn còn tốt, một số các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng gặp khó khăn vẫn có thể sẽ kiếm được tiền để trả nợ và trích lập dự phòng đầy đủ theo yêu cầu. Nhưng với những vết thương lớn, thị trường sẽ không thể tự giải quyết mà cần có sự can thiệp của Nhà nước.

Minh bạch cho nợ xấu?

Đã gần một năm kể từ khi ý tưởng đầu tiên về “Công ty mua bán nợ quốc gia” được thai nghén trong bối cảnh đầy tranh cãi, mô hình VAMC vẫn đang khó khăn bởi mục đích tự thân của nó. Theo một đánh giá của Vụ pháp luật dân sự - kinh tế thuộc Bộ tư pháp trong quá trình góp ý kiến cho dự thảo VAMC, công ty này mới dừng ở việc xử lý nợ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, trong khi mối quan tâm chính là xử lý nợ xấu giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, vì nợ xấu và hàng tồn kho đang tập trung rất lớn ở các doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, mục tiêu chỉ xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng sẽ không thể làm người ta nghĩ khác về động cơ chỉ “cứu” ngân hàng - một nhóm lợi ích đặc thù đã làm mưa làm gió ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Cũng cho tới giờ, nợ xấu thực sự vẫn còn là một con số bí ẩn. Vào năm 2012, một chuyên gia tài chính của Việt Nam là tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định về tỷ lệ nợ xấu: “Trong trường hợp xấu nhất theo con tính của tôi là 20%, trên tổng dư nợ 2 triệu tỷ đồng là vào khoảng 540,000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 27 tỷ USD. Cũng có nghĩa là tương đương với khoảng 20% trên GDP của chúng ta”.

Cho đến tháng 4/2013, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân tại Nha Trang đã xuất hiện hàng loạt chuyên gia có uy tín, với thuyết minh khá thuyết phục về những con số nợ xấu. Con số chung được nêu ra dường như không khác mấy số liệu của tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, tức nợ xấu vào khoảng 500,000 tỷ đồng.

Nợ xấu đa phần lại được tích lũy trong bất động sản. Người ta còn nhớ vào đầu năm nay, John Sheehan - thành viên của tổ chức giám định bất động sản hoàng gia Anh (FRICS), đã đến Việt Nam và nhận định: tỷ lệ nợ xấu thực bao giờ cũng cao gấp ít nhất 4 lần con số báo cáo. Với trường hợp Thái Lan vào năm 1996, người ta công bố tỷ lệ nợ xấu là 5%, nhưng đến khi khủng hoảng con số này đã nhảy vọt đến 50%. Hoặc trong trường hợp Ireland, nếu năm 2007 nợ xấu được công bố với tỷ lệ 8% thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng đến 30% trong bối cảnh khủng hoảng tràn ngập.

Nếu lời cảnh báo trên của John Sheehan là có xác cứ, dĩ nhiên vấn đề nợ xấu ở Việt Nam hiện thời trở nên phức tạp hơn nhiều, với con số thực tế có thể cao gấp đôi con số báo cáo.

Trong khi đó, việc giải quyết nợ xấu dù có được chỉ đạo từ VAMC, vẫn có thể gặp phải những cảnh huống “tế nhị” từ bản thân các ngân hàng. Chuyên gia Nguyễn Đức Độ cho rằng lý do mà nhiều ngân hàng không tỏ ra mặn mà với VAMC bởi các ngân hàng này sẽ phải phơi “ruột gan” của mình cho người khác xem; mặt khác, nhiều ngân hàng có thể không nhìn thấy cơ hội kiếm đủ tiền cho việc trích lập dự phòng đối với các khoản nợ xấu. Họ có thể cũng không nhìn thấy cơ hội bán được nợ xấu với giá hợp lý.

Sự “tế nhị” của nhiều ngân hàng có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho con số nợ xấu ‘nhảy múa” trong các báo cáo, tạo tiền đề cho sự phê phán của báo chí và dư luận trong suốt thời gian qua.

Còn nhớ vào cuối năm 2011, ông Lê Xuân Nghĩa, khi đó vẫn còn là Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã từng nhận định cả cơ quan của ông lẫn Ngân hàng nhà nước đều không thể nắm rõ được con số nợ xấu là bao nhiêu. Một hàm ý mà ông Nghĩa nhắm đến là các báo cáo của ngân hàng thương mại đã không thể hiện độ trung thực cần có.

Còn những tháng tới đây, cho dù đề án VAMC được triển khai một cách “quyết liệt”, vẫn không có gì bảo đảm là nợ xấu thực tồn tại hệ thống ngân hàng sẽ được giải quyết triệt để, ứng với tình trạng né tránh và thiếu minh bạch của một số ngân hàng như hiện nay.

Việt Thắng

Infonet







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Chuyển đổi số ngân hàng: Nhân tài và tư duy số là thách thức

Chuyên gia đến từ các ngân hàng đều đồng ý rằng con người và tư duy số là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98