Xử lý nợ xấu khu vực DNNN: Khó cũng phải làm

08/06/2013 15:14
08-06-2013 15:14:12+07:00

Xử lý nợ xấu khu vực DNNN: Khó cũng phải làm

Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ trình phương án xử lý nợ xấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngay trong năm 2013. Bình luận về vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh cho rằng "đây là yêu cầu quá chậm”.

DNNN nợ xấu bao nhiêu

Theo TS Lê Đăng Doanh, trong tất cả các đề án tái cơ cấu khu vực DNNN từ trước tới nay chưa hề đề cập tới phương án xử lý nợ xấu của chính khu vực này. Yêu cầu của Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là cần thiết, nhưng đặt trong tình thế làm ăn bết bát của DNNN thì hơi chậm.

Công bố của Bộ Tài chính, nợ của khu vực DNNN lên tới 1 triệu 334 ngàn tỷ đồng. Đây là nợ, còn nợ xấu bao nhiêu chưa rõ. TS Đinh Tuấn Minh từng đưa một số liệu "DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Nợ xấu là 10% tổng dư nợ tín dụng thì riêng khu vực DNNN chiếm trọng số. Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng.

Vẫn theo TS Minh, nợ xấu khu vực DNNN khó giải quyết vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Còn TS Lê Đăng Doanh cho rằng: lợi ích nhóm là nguyên nhân khó nhất để làm rõ nợ xấu của khu vực DNNN.

Tại cuộc họp "Cơ chế quản lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc DNNN”, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng hiện nay, nhiệm vụ xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu đối với Bộ Tài chính là tự xử lý, hoán đổi nợ, cơ cấu lại nợ, cũng như mua bán nợ thông qua định chế trung gian.

Phương án xử lý nợ xấu của DNNN có thể được dọn sạch bằng cách làm đẹp khoản nợ trong quá khứ, nhưng quan trọng hơn là nợ xấu trong tương lai. Những khoản nợ 10 năm, 20 năm chưa đến hẹn nhưng với tình trạng làm ăn bết bát như vừa qua còn sợ hơn vạn lần.

Con tàu Vinalines đang "cõng” gánh nợ lớn

Cái kim trong bọc lâu ngày lộ ra

TS Doanh nói, nợ DNNN rất lớn, rồi lãi mẹ đẻ lãi con. Không ai có thể o bế mãi những khoản nợ xấu vô danh. Quá trình tái cơ cấu DNNN gắn liền với xử lý nợ xấu khu vực này. "Tôi cũng có được biết Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đang hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng phương án xử lý nợ xấu khu vực này. Theo đó, cơ cấu nợ ngắn hạn thành nợ trung hạn và dài hạn. Bản thân Bộ Tài chính nếu không được giúp đỡ thì khó hoàn thành được nhiệm vụ trình phương án xử lũ nợ xấu” này” - ông Doanh khẳng định.

Như vậy, trước khi chờ được giúp đỡ, dường như nhiệm vụ lớn đang đặt lên Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của DN (DATC).

Tuy nhiên, theo ông Phạm Mạnh Thường, Phó Tổng giám đốc DATC thì công ty này đang gặp phải một số khó khăn để thực hiện nhiệm vụ mua để xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các DN, thúc đẩy tái cơ cấu DN, cũng như là cấu nối giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong việc xử lý nợ xấu. Mặc dù nợ xấu ở mức cao nhưng các ngân hàng vẫn không chịu chuyển giao hoặc bán nợ xấu cho DATC. Bên cạnh đó, do bị hạn chế trong việc tiếp cận để xử lý nợ xấu nên DATC sẽ không có đủ nhân lực cần thiết để thực hiện việc tái cơ cấu.

Cải cách DNNN là tối quan trọng. Bước đầu, tình trạng tài chính thực sự của các DNNN cần được công khai, bao gồm cả báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối đã được kiểm toán. Những DN này dùng tiền của Nhà nước (của dân) cho các hoạt động của mình, và do đó người dân cần được biết tiền của họ đã được sử dụng như thế nào. Sau khi đã biết về tình trạng tài chính thực sự của các DN này, có thể thực hiện các biện pháp để cải thiện hoạt động và cơ cấu điều hành. Những kế hoạch này phải được xây dựng và thực hiện kịp thời - TS Doanh nhấn mạnh

Hồ Hương

Đại đoàn kết





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98