Theo “mẹ” lên sàn, HAGL Agrico có thay đổi bộ mặt ngành nông niêm yết?

15/07/2015 13:08
15-07-2015 13:08:42+07:00

Theo “mẹ” lên sàn, HAGL Agrico có thay đổi bộ mặt ngành nông niêm yết?

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico ),“đứa con” được chăm sóc kỹ lưỡng nhất và thuộc lĩnh vực chú trọng phát triển của HAG, sẽ nối gót theo mẹ niêm yết lên sàn chứng khoán vào tháng 7 này.

HAGL Agrico có vốn điều lệ 7,081 tỷ đồng, niêm yết toàn bộ hơn 708 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán HNG. Cổ phiếu HNG sẽ chính thức chào sàn vào ngày 20/07/2015 với giá tham chiếu là 28,000 đồng/cp, biên độ dao động giá trong ngày đầu tiên là +/-20%.

Tính theo giá tham chiếu chào sàn là 28,000 đồng/cp, HAGL Agrico được định giá ở mức hơn 19,800 tỷ đồng, vượt trội hơn vốn hóa của công ty mẹ HAG đang ở mức 14,692 tỷ đồng.

HAGL Agrico thuộc nhóm những doanh nghiệp tăng vốn rất nhanh. Công ty được thành lập vào năm 2010 với vốn thực góp ban đầu là 484.6 tỷ đồng. Qua 5 năm hoạt động và 4 lần tăng vốn thì nay HAGL Agrico đã đạt vốn điều lệ hơn 7,081 tỷ đồng. Trong số đó, HAG là cổ đông sáng lập và cũng là cổ đông lớn nhất của HAGL Agrico với tỷ lệ nắm giữ 563.1 triệu cp, tương ứng 79.52% vốn. Chủ tịch HAG, ông Đoàn Nguyên Đức cũng đồng thời là Chủ tịch của HAGL Agrico.

Số cổ đông của HAGL Agrico cũng cho thấy sự thay đổi "chóng mặt". Đáng chú ý là thời điểm sau khi hoàn tất đợt tăng vốn lần thứ 4 (ngày 02/06/2015) tăng vốn lên 7,081 tỷ đồng, số cổ đông HAGL Agrico chỉ có 21 người. Tuy nhiên khoảng chưa đầy 2 tuần sau đó, đến 15/06 thì con số này đã tăng vọt lên 404 cổ đông, trong đó có 8 tổ chức nắm giữ hơn 90% vốn.

Cơ cấu cổ đông của HAGL Agrico tại 15/06/2015

Nguồn: HAGL Agrico

Hai công ty chứng khoán là SSI và AGR nắm lần lượt 10.27 triệu và 5 triệu cổ phiếu HAGL Agrico tính đến cuối quý 1/2015.

Kết quả ghi nhận năm 2014, HAGL Agrico  đạt doanh thu hơn 2,212 tỷ đồng và lãi gộp 1,028 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 36% và 12% so với năm 2013. Riêng quý 1/2015, doanh thu đạt 506 tỷ đồng, lãi gộp là 207 tỷ đồng và lãi ròng là 106 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm đến gần 70%.

Năm 2015, HAGL Agrico đề ra kế hoạch doanh thu 6,174 tỷ đồng, tăng trưởng 179%. Lãi trước thuế 1,500 tỷ đồng, tăng 95% so với kết quả 2014. Cổ tức sẽ là 10%, trong khi năm trước chỉ có 2%.

Trong năm này, dự kiến sản lượng mủ cao su sẽ tăng khoảng 37% cùng với giá mủ sẽ được phục hồi với mức 29-30 triệu đồng/tấn. Với kế hoạch tiêu thụ 80,000 con bò, giá bán 75,000 đồng/kg bò hơi, HAGL Agrico ước thu về 3,000 tỷ đồng từ bò thịt và bò sữa sẽ góp 7% lợi nhuận trong năm 2015. Mía đường sẽ tạo ra doanh thu 800 tỷ đồng/năm còn dầu cọ sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2016.

Điểm đặc biệt, mặc dù liên tục tăng vốn “khủng” trước khi lên sàn chứng khoán nhưng HAGL Agrico lại không có kế hoạch tăng vốn trong hai năm đầu niêm yết cổ phiếu.

Doanh thu và lãi gộp các mảng kinh doanh của HAGL Agrico giai đoạn 2013-Q1/2015

Chỉ tiêu kinh doanh 2015-2016 của HAGL Agrico

Giai đoạn 2015-2016, HAGL Agrico không có kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Vì sao lại chọn HAGL Agrico để niêm yết?

Tính đến hết tháng 3/2015, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) có tổng cộng 31 công ty con hoạt động trong 5 lĩnh vực là bất động sản, nông nghiệp, khai khoáng, thủy điện, xây dựng kinh doanh và dịch vụ. Có thể thấy số lượng các công ty con nông nghiệp chiếm áp đảo so với ngành nghề khác. Bởi nông nghiệp được HAG xác định là ngành sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao khi sản lượng ở mức kỳ vọng, tạo ra dòng tiền lớn và tăng trưởng ổn định.

Từ năm 2007, HAG tập trung đầu tư mạnh cho cao su, sau đó là cây trung hạn như mía đường, cọ dầu. Với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài, HAG tiếp tục bổ sung thêm cây bắp và chăn nuôi bò vào danh mục đầu tư của mình. Và HAGL Agrico được xác định là “đầu tàu” mảng nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai, khi quản lý toàn bộ từ cao su, cọ dầu, bắp, mía đường đến chăn nuôi bò.

Số công ty con của Hoàng Anh Gia Lai trong các lĩnh vực kinh doanh
giai đoạn 2011-2014 (Đvt: Công ty)

Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất 2011-2014 của HAG

Tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của HAGL Agrico là 16,971 tỷ đồng; nợ phải trả là hơn 10,000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng tài sản và nợ trên BCTC hợp nhất của HAG cho thấy cho thấy sự chăm chút của “mẹ HAG” vào đứa con này kỹ lưỡng và nhiều như thế nào.

Ngoài ra, với tổng doanh thu thuần năm 2014 của HAG Agrico đạt hơn 2,212 tỷ đồng, thì mảng nông nghiệp đóng góp hơn 75%. Trong đó, áp đảo nhất là doanh thu cũng như lợi nhuận từ các sản phẩm ngành đường chiếm gần 50%, hợp đồng xây dựng hơn 20% và bán mủ cao su khoảng 10% trong cơ cấu kết quả kinh doanh của HAGL Agrico.

“Dưới trướng” của HAG Agrico là 9 công ty con và 6 công ty “cháu” hoạt động trong mảng trồng cao su, mía đường và rừng...

Tỷ lệ sở hữu tại các công ty con của HAGL Agrico tính đến 31/12/2014

Nguồn: Bản cáo bạch niêm yết HAGL Agrico

HAGL Agrico hiện đang hoạt động nông nghiệp trên 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Với lĩnh vực trồng và chế biến mủ cao su, từ mức 438 ha khi mới thành lập đến cuối năm 2014 đã nâng quy mô lên 38,428 ha với tổng chi phí đầu tư 267 triệu USD. HAGL Agrico có một nhà máy chế biến mủ với công suất 25,000 tấn/năm tại Lào. Công ty sẽ chế biến mủ khai thác từ vườn cây thành mủ khối theo tiêu chuẩn SVR để bán.

Với mảng mía đường và nhiệt điện, HAGL Agrico đã hoàn tất cụm công nghiệp mía đường tại Lào với tổng vốn 70 triệu USD, vùng nguyên liệu 8,000 ha, giá bán đường 12.5 triệu đồng/tấn mang về tỷ suất lãi gộp trong năm qua là 49%.

Mặt khác, với cọ dầu, cuối năm 2014, HAGL Agrico đã trồng được hơn 17,300 ha và kế hoạch sẽ tăng lên 30,000 ha, tương đương tổng mức đầu tư 90 triệu USD. Dự kiến công ty sẽ thu hoạch vào năm 2016 cho vườn cây đã trồng năm 2012.

Với cây bắp, 6 tháng đầu năm 2014 bắt đầu mang lại doanh thu trên 200 tỷ đồng cho HAGL Agrico. Công ty tiếp tục triển khai trồng 3,000 ha và kỳ vọng năng suất 10 tấn/ha/vụ, tuy nhiên bắp không nằm trong kế hoạch lợi nhuận của HAGL Agrico do được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi.

HAG muốn tạo thanh khoản cho công ty nông nghiệp, qua đó nâng giá trị cho công ty. Trong lâu dài, HAG có thể tính đến việc chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu HAGL Agrico” một vị lãnh đạo của HAG chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của HAG.

Bước sang mảng chản nuôi, được hoạt động từ giữa năm 2014. Bò Úc là sản phẩm chính của HAGL Agrico giai đoạn đầu. Đến tháng 6/2015, HAGL Agrico đã nhập về 86,700 con bò, 10% trong số này sẽ cho sinh sản tạo nguồn bò thịt trong tương lai với số lượng ra đời kỳ vọng tăng 67% và 130% vào năm 2017 và 2018. Bên cạnh đó, công ty cũng nhập 15,000 con và 20,000 còn bò cái sinh sản về Lào và Campuchia nâng tổng bò năm 2015 lên 251,000 con. Dự kiến giá bán sẽ là 70,000 đồng/kg thịt bò hơi.

Với bò sữa, 6 tháng đầu năm 2015 đã nhập hơn 5,300 con, kế hoạch sẽ mua thêm 10,700 com trong năm 2015 và 10,000 con vào 2016. Sữa nguyên liệu sẽ bán cho Nutifood, Vinamilk...

Trần Hạnh







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lỗ lũy kế hơn 134 tỷ, cổ phiếu L61 sắp bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo hủy niêm yết bắt buộc gần 7.58 triệu cp của CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61) từ ngày 17/05.

VGP lại rơi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Rau Quả (HNX: VGP) vào diện cảnh báo, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 quá 15 ngày so...

Hơn 2.2 triệu cp DPC sẽ bị hủy niêm yết từ 14/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 16/04 thông báo toàn bộ hơn 2.2 triệu cp của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 14/05, do lỗ lũy kế...

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98