Vì sao Fed nên nâng lãi suất trong tuần này?

14/09/2015 18:28
14-09-2015 18:28:51+07:00

Vì sao Fed nên nâng lãi suất trong tuần này?

Kinh tế Mỹ đã hồi phục và ổn định hơn rất nhiều từ sau cuộc đại khủng hoảng 2008-2009. Có thể mức tăng trưởng này vẫn chưa được như kỳ vọng của nhiều người song phải thừa nhận một điều rằng hiện Mỹ đã vượt qua được khủng hoảng. Vậy liệu rằng mức lãi suất 0% có còn cần thiết?

* 5 sự kiện có thể khiến thị trường Mỹ chao đảo trong 2 tuần tới

* 7 lý do Fed chưa nâng lãi suất trong tuần tới

“Fed sẽ gây hoảng loạn nếu tăng lãi suất trong tháng 9”

 

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang tăng trưởng đều đặn với tốc độ 2%/năm và hầu hết người dân đều đã có việc làm, thì không có lý do gì để Fed tiếp tục giữ lãi suất ở các mức thấp lịch sử như hiện nay.

Một ý kiến được phần đông các nhà kinh tế học cũng như chuyên gia Wall Street đồng thuận là trước những biến động vĩ mô trong thời gian gần đây, việc nâng lãi suất của Fed sẽ đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và khiến thị trường chứng khoán sụp đổ.

Tuy nhiên, hãy cùng xem xét kỹ sự việc. Nếu thứ Năm tới đây, Fed quyết định tăng lãi suất tham chiếu, thì cũng chỉ tăng từ 0% lên đến 0.125% hoặc cao hơn là 0.25%. Đây quả thực chỉ là một cú “bỏ nhỏ”, chắc chắn không thể gọi là một sự điều chỉnh trọng yếu.

Những quan ngại gần đây xoay quanh vấn đề này, về bản chất, thiên nhiều về tâm lý học hơn là kinh tế học. Cụ thể, mọi người đã quá quen với mức lãi suất thấp và họ sợ tất thảy mọi sự thay đổi, dù nhỏ hay lớn.

Nỗi lo sợ này được thể hiện rất rõ qua việc thị trường chứng khoán toàn cầu trong vài tuần trở lại đây rung lắc đều theo mỗi tín hiệu lãi suất có thể tăng. Trong 10 tuần vừa qua trên TTCK toàn cầu, cứ một tuần tăng điểm lại được tiếp nối bởi một tuần giảm điểm, một phần do Fed.

Sự bất ổn này rất nguy hiểm và thật sự không cần thiết. Nên nhớ rằng, trong suốt một năm qua, Fed đã phát đi rất nhiều tín hiệu cho thấy họ sẽ tăng lãi suất tham chiếu. Nói cho chính xác hơn thì không phải chỉ mới trong một năm qua, dựa vào những dự đoán theo mô hình “Dot Plot” từ năm 2012 thì chính các thành viên của Fed cũng tin rằng lãi suất sẽ được nâng khỏi mức 0% trước khi năm 2014 kết thúc.

Vì vậy, việc Fed nâng lãi suất chỉ còn là sớm hay muộn. Những ngập ngừng của Fed gần đây thực chất là do họ muốn xác định một thời điểm thích hợp.

Và đây là lúc phù hợp để Mỹ tháo bỏ mức lãi suất 0% - cái mà họ gọi là “một phương thức hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế”. Nếu Fed tiếp tục trì hoãn, họ sẽ khiến thị trường chứng khoán sụt giảm sâu hơn.

Vì đâu? Vì kịch bản những tuần gần đây sẽ lặp lại. Nhà đầu tư sẽ tiếp tục tự hỏi vậy khi nào lãi suất sẽ tăng, là tháng 10, tháng 12 hay là năm sau 2016? Và họ lại hoang mang và thị trường lại rung lắc.

Có một bức tranh lớn hơn đằng sau việc nâng lãi suất tham chiếu

Hiện tại có 50% khả năng Fed sẽ ra quyết định tăng lãi suất vào thứ Năm tới. Và với các nhà đầu tư, thì thật ra quyết định đó đã phần nào được thể hiện vào giá trên thị trường cả rồi.

Nói như vậy không có nghĩa thị trường hoàn toàn thản nhiên trước quyết định của Fed, sẽ có một vài phản ứng sau thời điểm Fed ra quyết định. Tuy nhiên, phần nhiều nhà đầu tư sẽ thở phào vì được trả lời một câu hỏi đã kéo dài quá lâu, và rồi mọi người sẽ nhận ra rằng lãi suất tăng thì trái đất cũng chẳng diệt vong hay chí ít là không thay đổi mấy sau mức tăng 0.25% của lãi suất.

Vấn đề thật sự không nằm ở mức tăng đầu tiên này là bao nhiêu. Bức tranh lớn hơn là ở câu chuyện sau đó. Liệu rằng Fed sẽ liên tục tăng lãi suất trong những lần thảo luận kế tiếp hay từ tốn hơn, chỉ tăng một hai lần trong năm tới?

Tốc độ tăng của lãi suất là điều quan trọng và đáng lưu ý hơn, tuy nhiên hiện tại khó ai có thể quan tâm đến điều đó. Tâm trí mọi người đều đang chờ đợi phát súng khơi mào sắp tới.

“Tăng lãi suất lúc này là không hợp lý”. Vậy khi nào thì hợp lý?

Vẫn có nhiều người cho rằng tăng lãi suất tại thời điểm hiện tại là một quyết định không thể tệ hơn của Fed. Dẫn đầu trường phái này có thể kể đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và Ban biên tập tạp chí New York Times.

Họ đúng khi nói rằng lạm phát hiện tại vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức mục tiêu 2% (do đó nếu tăng lãi suất, lạm phát sẽ tiếp tục giảm và có thể dẫn đến nguy cơ giảm phát). Họ cũng đúng khi nói rằng việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại (và nhiều khu vực khác trên thế giới như Hy Lạp và Canada) cũng như việc thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm trong thời gian gần đây thì đáng lo ngại hơn.

Nhưng nếu dựa vào những lập luận trên của họ, cái kết sau cùng sẽ là: Mãi mãi không bao giờ có một thời điểm gọi là hoàn hảo nhất để tăng lãi suất.

Vì vậy, câu chuyện ở đây không phải là tìm cho ra một thời điểm thật sự hoàn hảo mà đúng hơn nên là xác định liệu thời điểm này đã đủ phù hợp để hành động hay chưa. Và hiện nay, những chỉ số của nền kinh tế Mỹ và thị trường đều cho thấy rằng mọi thứ đã sẵn sàng, hay ít nhất là đã sẵn sàng hết mức có thể.

Số lượng việc làm trong năm ngoái tại Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1999. Còn kể từ đầu năm 2015 đến nay, trung bình mỗi tháng kinh tế Mỹ có thêm 200,000 việc làm mới.

Thêm nữa, thị trường chứng khoán vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng lịch sử. Kể từ lúc bứt phá khỏi đáy xác lập tháng 3/2009, các chỉ số đã tăng trưởng hơn 200%. Đạt được điều đó thật sự phần nhiều nhờ vào Fed. Tuy nhiên, tiếp tục giữ mức lãi suất thấp như thế này vô hình chung Fed đang tự bơm cho mình một bong bóng tài chính tai hại khác.

“Mức lãi suất thấp nếu được giữ càng lâu, nguồn cung trên thị trường tài chính sẽ trở nên thừa mứa. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phân bổ tài chính không hợp lý và cái kết sau cùng sẽ là khủng hoảng toàn cầu”. Đây là nhận định mới nhất vừa được công bố trong tuần rồi của Albert Edwards, chuyên gia chiến lược toàn cầu thuộc tổ chức Societe Generale.

Thay lời kết

Không thể kết luận liệu việc hoãn tăng lãi suất sang tháng 12 hay thậm chí là năm 2016 là tốt hay xấu cho Trung Quốc và những khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, rõ ràng việc tăng lãi suất 0.25% vào tháng 9 này sẽ không mang đến nhiều chấn động. Nếu có thì những biến động đó cũng giúp cho Fed thấy được điều gì nên làm tiếp theo nếu cần thiết. Fed sẽ không còn phải đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan như hiện nay.

Chung quy lại, tăng lãi suất có những ý nghĩa trọng yếu như sau:

1. Nền kinh tế Mỹ đã hồi phục và mức lãi suất 0% không còn cần thiết.

2. Việc Fed ra quyết định như thế nào không chịu nhiều ảnh hưởng bởi từng động thái lên xuống hàng ngày của thị trường chứng khoán.

3. Fed đã bắn phát súng đầu tiên. Vì thế, điều cần làm lúc đó là bình tĩnh hít thở sâu và cùng bàn luận về những điều quan trọng hơn tiếp theo.

Tấn Đạt (Theo CNN Money)







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98