Những mảng sáng tối trong bức tranh hoạt động CTCK 6 tháng đầu năm

01/08/2016 13:02
01-08-2016 13:02:00+07:00

Những mảng sáng tối trong bức tranh hoạt động CTCK 6 tháng đầu năm

Theo thống kê dữ liệu của Vietstock tính đến ngày 28/07/2016, toàn thị trường có khoảng 65 công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2016. Trong nửa đầu năm, đáng chú ý là khoản lỗ trước thuế 205 tỷ của AGR, gần “hoàn thành” 94% kế hoạch lỗ cả năm; KLS lỗ hơn 154 tỷ đồng trước giải thể. Ngược lại, hoạt động môi giới, margin của nhiều CTCK như SSI, HCM, VIX, VND, VSD ghi nhận kết quả khá khả quan.

Lỗ do trích lập dự phòng và bán các tài sản tài chính

Tới thời điểm hiện tại, Agriseco (AGR) là CTCK lỗ lớn nhất trong nửa đầu năm 2016. Chi phí hoạt động và chi phí quản lý của AGR lần lượt ở mức 164 tỷ và 102 tỷ đồng trong khi doanh thu hoạt động gần 50 tỷ đồng - không thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm 2015. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, Agriseco đã trích lập dự phòng tới gần 155 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016 do giá trị khoản đầu tư vào cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) theo giá thị trường đã giảm từ 275 tỷ xuống còn hơn 60 tỷ đồng. Kết quả AGR báo lỗ trước thuế đột biến 205 tỷ đồng, gần "hoàn thành" kế hoạch lỗ cả năm mà cổ đông thông qua (219 tỷ đồng).

Ngoài AGR, CTCK Kim Long (KLS) cũng công bố mức lỗ ròng hơn 154 tỷ đồng nửa đầu năm trước khi giải thể. Mặc dù doanh thu tăng 3.4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 64.5 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động của KLS lại tăng nhanh, gấp 4 lần do bán lỗ các sản phẩm tài sản tài chính đến hơn 375 tỷ đồng. Do đó, KLS đã lỗ ròng hơn 154 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế đến cuối tháng 6/2016 của Công ty lên con số trên 220 tỷ đồng. Ngày 21/07 vừa qua là ngày GDKHQ nhận thanh toán tiền của các cổ đông KLS để giải thể Công ty.

Một số CTCK khác báo lỗ trong nửa đầu năm như CTCK Đại Dương (OCS) lỗ 63 tỷ, CTCK Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIG) lỗ 22 tỷ,  CTCK Phương Nam (PNS) và CTCK Phương Đông (ORS) cùng lỗ 5 tỷ đồng… Trong đó, OCS giải trình lỗ do trích lập dự phòng các khoản phải thu, hay VIG do bán các tài sản tài chính, thoái vốn cổ phiếu tự doanh.

Mặc dù không ghi nhận lỗ, nhưng nhiều CTCK giảm lãi khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Phải kể đến như CTCK Maybank Kim Eng (MKBE) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm xấp xỉ 4 tỷ đồng, giảm 78% do các yếu tố tác động của thị trường và phải trích lập dự phòng chung đối với các khoản cho vay. Lợi nhuận sau thuế của CTCK Navibank (NVS) cũng giảm 88% xuống chỉ còn 2 tỷ đồng do giảm mạnh doanh thu nghiệp vụ tư vấn.

CTCK MB (MBS) và CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) cũng trải qua 6 tháng đầu năm khá chật vật. Trong đó, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm của MBS đạt 11 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 2, MBS đã trích lập dự phòng chung 11.5 tỷ đồng kéo lợi nhuận sau thuế âm hơn 1.25 triệu đồng. Đối với BSI, lợi nhuận trước thuế hai quý đầu năm đạt hơn 43.5 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ 2015 do sự sụt giảm mạnh trong hoạt động tư vấn, lãi bán các tài sản tài chính và lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đều ghi nhận giảm.

Top các CTCK lãi/lỗ trong 6 tháng đầu năm 2016
ĐVT: Triệu đồng

Lãi ròng gia tăng nhờ hoạt động cho vay và môi giới khởi sắc

Ở chiều ngược lại, hầu hết các ông lớn trong ngành đều ghi nhận lãi ròng gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2016.

Đáng chú ý, CTCK Kỹ thương (TCBS) trong nửa đầu năm đạt lãi ròng gần 300 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ chủ yếu nhờ tăng mạnh doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán (phần lớn ghi nhận trong quý 1/2016).

CTCK Tp.Hồ Chí Minh (HCM) với hoạt động cho vay và môi giới có nhiều khởi sắc, lãi ròng hai quý đầu năm đạt gần 147 tỷ đồng, tăng mạnh 49% so với cùng kỳ năm 2015. Lãi các khoản phải thu – cho vay và doanh thu hoạt động môi giới trong kỳ tăng lần lượt 64% và 42% đã kéo theo doanh thu hoạt động của HCM tăng 35%, đạt gần 361 tỷ đồng.

Cũng nhờ đẩy mạnh hoạt động môi giới, hoạt động cho vay margin và ứng trước, lãi ròng của CTCK IB (VIX) đã tăng đến 134% lên 34.3 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu từ hoạt động môi giới của VIX tăng 7 lần, doanh thu hoạt động cho vay margin và ứng trước tăng gấp 9 lần; hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành cũng ghi nhận doanh thu hơn 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước không ghi nhận doanh thu ở mảng này.

Với CTCK VNDirect (VND), doanh thu hoạt động nửa đầu năm tăng 47% lên 273 tỷ, kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng 22% lên hơn 93 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu đến từ nguồn thu lãi bán các tài sản tài chính 82.5 tỷ đồng, lãi từ các khoản cho vay và phải thu hơn 93 tỷ đồng cùng với doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng mạnh 36% lên 85 tỷ đồng.

CTCK Rồng Việt (VDS) cũng ghi nhận một kỳ kinh doanh đầy khởi sắc khi doanh thu hoạt động 6 tháng đầu năm 2016 đạt gần 89 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mức tăng của chi phí hoạt động là 44%, do vậy, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm của đơn vị tăng hơn 3 lần, đạt gần 22 tỷ đồng. Riêng lãi ròng quý 2 của VND cũng tăng trưởng gấp 3.4 lần, đạt hơn 11 tỷ đồng nhờ đẩy mạnh hoạt động margin.

Đứng top đầu về lợi nhuận (công ty mẹ) trong nửa đầu năm là CTCK Sài Gòn (SSI) với 415 tỷ đồng, tuy nhiên kết quả này giảm đáng kể 24% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động tài chính giảm sút đã tác động mạnh đến SSI với doanh thu sụt giảm đến 5 lần (xuống 61 tỷ), trong khi chi phí tài chính cao gấp 4 lần (chủ yếu là chi phí lãi vay với 123 tỷ đồng). Còn các hoạt động chính như môi giới, margin, bán tài sản tài chính của SSI vẫn tăng trưởng mạnh so với nửa đầu năm 2015./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...

Ghi nhận doanh thu từ bàn giao dự án, Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1

Với việc doanh thu thuần tăng đột biến, CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024.

Vinalines lãi ròng hơn 342 tỷ trong quý 1, tiền và tương đương tiền cao kỷ lục

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) vừa công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 342 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Tiền và tương đương...

Lãi ròng GEG tăng 40% nhờ điện gió Tân Phú Đông 1

Với đặc trưng gió thuận lợi ở thời điểm đầu năm, CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) trải qua quý 1 tích cực với lợi nhuận ròng tăng 40% so với cùng kỳ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98