Chuyện gì đã xảy ra với chứng khoán châu Á?

21/06/2018 20:30
21-06-2018 20:30:00+07:00

Chuyện gì đã xảy ra với chứng khoán châu Á?

Đây quả là hai tuần biến động nhất đối với các chuyên viên giao dịch cổ phiếu ở châu Á. Và tại một số thời điểm trong ngày hôm nay, thị trường khu vực này biến động quá mạnh đến nỗi các chiến lược gia từ Goldman Sachs tới Morgan Stanley phải bắt đầu hạ dự báo của họ.

Thị trường khu vực châu Á đang phải vật lộn với sự leo thang ngày càng nhanh chóng của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung, một đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), một hội nghị thượng chưa có kết quả rõ ràng giữa ông Trump và Kim Jong Un ở Singapore, và cả một loạt vụ tấn công của tin tặc tại các sàn giao dịch tiền ảo ở Hàn Quốc.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục lao dốc trong ngày thứ Năm (21/06), nới rộng chuỗi sụt giảm sang phiên thứ 6 trong 7 phiên vừa qua, đồng thời xóa sạch thành quả trong năm nay và chạm mức thấp nhất trong năm 2018.

Sau đây là cái nhìn tổng quan về những vấn đề mà một số thị trường quan trọng ở châu Á đang phải đối mặt khi nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đã gần “giơ cờ trắng chào thua” trong năm 2018.

Châu Á-Thái Bình Dương

Goldman Sachs đã bắt đầu rút lại lời kêu gọi lạc quan về các cổ phiếu châu Á, giảm mục tiêu 12 tháng của MSCI châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) từ 640 xuống 625 điểm trong ngày thứ Năm (21/06).

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã leo thang trong bối cảnh vĩ mô không mấy thuận lợi. Cụ thể, tăng trưởng toàn cầu giảm tốc khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ Mỹ và đồng USD tăng mạnh, các chiến lược gia – do Timothy Moe dẫn dắt – viết trong báo cáo công bố ngày thứ Năm (21/06).

Mục tiêu mới của Goldman Sachs ngụ ý rằng chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) phải giảm 14% so với mức hiện tại.

Trong khi đó, các chiến lược gia tại UBS Group AG nhận thấy các thị trường chứng khoán châu Á đã phản ánh xác suất 20% xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại nghiêm trọng hơn – qua đó gây ra sự suy giảm về lợi nhuận doanh nghiệp. Một cuộc chiến tranh thương mại thực sự có thể khiến cổ phiếu ở châu Á lao dốc 30% so với mức đỉnh trong năm nay, họ nói rõ.

Hồng Kông

Đừng trông chờ vào đà phục hồi của Hồng Kông trong thời gian tới và cũng đừng vội bắt đáy. Đây là nhận định của các chiến lược gia tại Morgan Stanley – những người vừa giảm mục tiêu 12 tháng của chỉ số Hang Seng bớt 10% xuống còn 27,200 điểm. Dự báo mới của các chiến lược gia này đồng nghĩa với việc chỉ số Hang Seng phải lao dốc 18% so với mức đỉnh tháng 1/2018 – gần bước vào phạm vi của thị trường con gấu.

“Chúng tôi nghĩ chỉ số Hang Seng đang gặp nguy cơ giảm mạnh trong thời gian tới”, các chiến lược gia viết trong báo cáo hôm thứ Tư (20/06). “Tại thời điểm này, nhà đầu tư nên tập trung cao độ vào việc giảm bớt tỷ trọng đầu tư cổ phiếu ở Hồng Kông”.

Hồng Kông được cho là cực kỳ dễ tác động trước sự biến động của Mỹ và Trung Quốc, vì đồng nội tệ nước này được neo theo đồng USD do đó có sự tương quan với chính sách tiền tệ Mỹ, và các công ty Hồng Kông phụ thuộc vào Trung Quốc về lợi nhuận.

* Morgan Stanley: Làn sóng bán tháo cổ phiếu Hồng Kông còn lâu mới chấm dứt

Trung Quốc

Triển vọng ở nước này cũng chẳng khá khẩm hơn khi các chiến lược gia Morgan Stanley dự báo chỉ số CSI 300 có thể bước vào thị trường con gấu và sẽ kéo dài cho tới năm tới. Bên cạnh sự bi quan về thị trường mới nổi và tình trạng xung đột thương mại, các điều kiện thanh khoản ở Trung Quốc cũng dần tồi tệ hơn và đồng Nhân dân tệ ngày càng suy yếu. 4 yếu tố này sẽ đè nặng lên giá cổ phiếu.

Trong khi đó, CICC giảm ước tính cuối năm 2018 đối với chỉ số Hang Seng China Enterprises Index, từ 16,000 điểm xuống còn 14,000 điểm vì điều kiện thanh khoản ngày càng suy yếu ở quê nhà và cả trên toàn cầu.

Philippines

Chỉ số Philippine Stock Exchange Index rớt 2.3% trong ngày thứ Năm (21/06), nâng tổng mức giảm lên 20% so với mức đỉnh lập ra hồi tháng 1/2018, qua đó chính thức bước vào thị trường con gấu trong ngày thứ Năm (21/06). Đây là chỉ số cổ phiếu có thành quả tệ nhất châu Á trong năm nay.

Philippine Stock Exchange Index khó mà phục hồi trở lại trừ khi Ngân hàng Trung ương Philippines thực hiện thêm một đợt nâng lãi suất để cứu lấy thị trường.

Fritz Ocampo – Giám đốc đầu tư tại BDO Unibank ở Makati – cho hay, đợt nâng lãi suất lần hai của NHTW Philippines hôm thứ Tư (20/06) cũng chưa thể giúp thị trường chứng khoán phục hồi trở lại khi đồng nội tệ nước này vẫn tiếp tục suy giảm. Đồng Peso của Philippines đã mất 6.7% trong năm nay, mức giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền châu Á.

“Thị trường cần một tuyên bố rõ ràng để xoa dịu tâm lý nhà đầu tư”, ông Ocampo cho hay. “Chúng ta có lẽ vẫn chưa chạm đáy đâu. Và đà tăng có thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn vì các nhà đầu tư quốc tế đang tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi”.

Hơn 43 tỷ vốn hóa đã “bốc hơi” trong năm nay, khi chỉ số Philippine Stock Exchange Index lao dốc hơn 17%, thành quả tệ thứ hai trên thế giới chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ. Từ mức kỷ lục xác lập trong ngày 29/01/2018, chỉ số Philippine Stock Exchange Index đã lao dốc 22%, phá vỡ ngưỡng 7,246.90 điểm và bước vào thị trường con gấu. Trong ngày thứ Năm (21/06), chỉ số này khép lại ở mức 7,098.15 điểm, mức đáy 17 tháng.

Cơn sóng bán tháo hôm nay đã khiến hệ số P/E của chỉ số chuẩn Philippines xuống còn 15.3 lần (xét trên mức lợi nhuận dự phóng 12 tháng), mức rẻ nhất kể từ ngày 26/01/2016 và giảm từ mức 19.9 lần tại ngày 23/01/2018. Hệ số P/E hiện đang thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức bình quân 5 năm. Đây là mức P/E đã dẫn tới đà leo dốc cho thị trường chứng khoán Philippines trong hai năm 2013 và 2016.

* TTCK Philippines “bốc hơi” 43 tỷ USD vốn hóa và bước vào thị trường con gấu

Malaysia

Chiến thắng đầy bất ngờ của Thủ tướng Mahathir Mohamad – kết thúc 60 năm cầm quyền của liên minh Barisan Nasional – đã thúc đẩy làn sóng bán tháo ở Malaysia, trong đó thị trường chứng khoán nước này lao dốc trong 9 phiên liền.

Chứng khoán Malaysia đã trở thành một trong số những thị trường giảm mạnh nhất so với mức kỷ lục thiết lập hồi tháng 4/2018. Với việc tân Thủ tướng nỗ lực trả bớt nợ của Malaysia, các nhà đầu tư nước ngoài đã tháo chạy ra khỏi thị trường nước này, rút tiền ra khỏi các quỹ cổ phiếu từng ngày kể từ đầu tháng 5/2018. Các chuyên gia phân tích đã giảm bớt dự báo lợi nhuận, và kết quả là Malaysia đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành thị trường châu Á-Thái Bình Dương bị giảm dự báo mạnh nhất trong năm nay.

“Triển vọng ngắn hạn của cổ phiếu sẽ còn khó khăn khi chính quyền mới cố gắng tìm lối thoát ra khỏi vùng lầy của các vấn đề tài chính”, Christopher Wong, Chuyên gia quản lý đầu tư cấp cao tại Standard Life Investments ở Singapore, nhấn mạnh. “Tuy nhiên, tôi kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện trong trung hạn”.

Trong các thành phần của chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI, Telekom Malaysia Bhd. là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong ngày thứ Năm (21/06), có lúc lao dốc tới 12% vì lo ngại về việc cắt giảm giá băng thông. Hệ số P/E của chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI là 15.7 lần (so với lợi nhuận ước tính trong năm tới) là gần với mức bình quân 5 năm.

* Giảm liền 9 phiên, TTCK Malaysia chìm vào phạm vi điều chỉnh

Điều gì sẽ xảy ra kế tiếp?

Trong khi nhiều nhà đầu tư tỏ ra bi quan về thị trường thì Maybank Kim Eng lại đưa ra quan điểm lạc quan hơn. Nhà đầu tư nên bỏ qua những tín hiệu nhiễu trong ngắn hạn và tập trung vào triển vọng tăng trưởng dài hạn của khu vực này, ông John Chong, Trưởng Bộ phận ngân hàng đầu tư của Maybank cho biết tại hội nghị Invest Asia U.K. ở Luân Đôn.

“Châu Á hiện có vị thế tốt hơn để vượt qua tình trạng biến động như thế này”, ông nói. “Chúng tôi tin rằng nhà đầu tư sẽ nhận thấy giá trị thực ở các doanh nghiệp châu Á sau làn sóng bán tháo trong thời gian gần đây và nên tận dụng cơ hội này”.

Tuấn Kiệt (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98