Đồng Rupiah của Indonesia xuống thấp nhất trong 20 năm

02/10/2018 14:10
02-10-2018 14:10:26+07:00

Đồng Rupiah của Indonesia xuống thấp nhất trong 20 năm

Đồng Rupiah của Indonesia phá ngưỡng 15,000 đổi 1 USD lần đầu tiên trong 20 năm qua, giữa lúc tâm lý nhà đầu tư ngày càng bi quan về tài sản tại các thị trường mới nổi và giá dầu thì ngày một tăng.

Đồng nội tệ của Indonesia đã rớt gần 10% trong năm nay, khi lãi suất Mỹ ngày càng tăng đã thúc đẩy đồng USD và khoản thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia khiến quốc gia này dễ bị tác động bởi những bất ổn về tài chính xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina. Giá dầu thô đã tăng gần như gấp 3 so với thời điểm tháng 2/2016, qua đó gây áp lực lên quốc gia nhập khẩu dầu.

“Với đà tăng của lãi suất Mỹ, giá dầu và đồng USD mạnh hơn trong vài ngày gần đây, thật khó để Bank Indonesia (NHTW Indonesia) giữ được ngưỡng 15,000 đổi 1 USD”, Khoon Goh, Trưởng Bộ phận nghiên cứu tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd. ở Singapore, cho hay. “Nếu tâm lý không được cải thiện thì chúng ta có nguy cơ chứng kiến đồng Rupiah suy yếu về mức 15,200 đổi 1 USD”.

Đồng Rupiah liên tục giảm ngay cả khi Bank Indonesia liên tục can thiệp để kìm hãm đà suy yếu và đã nâng lãi suất 5 lần kể từ tháng 5/2018. Đồng Rupiah có lúc giảm về mức 15,025 đổi 1 USD trong ngày thứ Ba (02/10), mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong tháng 7/1998.

“Indonesia hiện đang là quốc gia nhập khẩu ròng dầu, vì vậy giá dầu cao hơn và đồng Rupiah yếu hơn đang làm dấy lên lo ngại về lạm phát”, Toru Nishihama, Chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi tại Dai-ichi Life Research Institute ở Tokyo, cho hay. “Khi giá dầu ngày càng tăng, Fed bình thường hóa chính sách và Indonesia có thâm hụt tài khóa và tài khoản vãng lai, thì khó mà ngăn chặn những suy đoán tiêu cực”.

Đà tăng của lợi suất trái phiếu

Trái phiếu của Indonesia cũng chịu áp lực. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Indonesia kỳ hạn 10 năm tăng 9 điểm cơ bản lên 8.1%, cao hơn nhiều so với mức 6.32% tại cuối năm 2017. Chỉ số chứng khoán chuẩn của Indonesia lao dốc 7% trong năm nay.

Bên cạnh việc nâng chi phí đi vay, Bank Indonesia đã thông báo về sự ra đời của thị trường NDF (Non-Deliverable Forward - Giao dịch ngoại hối kỳ hạn không chuyển giao gốc). Bank Indonesia cho rằng thị trường này sẽ cung cấp biện pháp thay thế cho các công ty muốn phòng hộ tác động của đồng USD và làm giảm mức độ biến động của Rupiah.

Ngoài ra, Indonesia cũng chuẩn bị hoàn tất các biện pháp ưu đãi đối với các công ty xuất khẩu đang giữ hàng tỷ USD trong các ngân hàng với mục đích khuyến khích họ chuyển lượng vốn đó sang đồng Rupiah và từ đó hỗ trợ cho đồng nội tệ nước này.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98