Đồng Rupiah tăng mạnh nhất kể từ năm 2016 khi dòng vốn nước ngoài trở lại

06/11/2018 17:33
06-11-2018 17:33:10+07:00

Đồng Rupiah tăng mạnh nhất kể từ năm 2016 khi dòng vốn nước ngoài trở lại

Đồng Rupiah tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2016, khi thị trường Indonesia bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại.

Đồng tiền này có lúc nhảy vọt 1.3% lên 14,790 đổi 1 USD, nới rộng đà hồi phục lần đầu tiên trong tuần trước khi tâm lý lạc quan về thỏa thuận thương mại tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc nhấc bổng các thị trường đang phát triển. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 13 điểm cơ bản.

“Nhà đầu tư mua mạnh trái phiếu và cổ phiếu Indonesia, trong đó nhiều người rõ ràng nhận ra rằng các yếu tố cơ bản nội địa là vững mạnh hơn kỳ vọng, nhất là trái phiếu Chính phủ”, Satria Sambijantoro, Chuyên gia kinh tế tại PT Bahana Sekuritas ở Jakarta, cho hay. Đồng Rupiah cũng được hỗ trợ bởi kỳ vọng dự trữ ngoại hối sẽ tăng trong tháng 10/2018, ông cho hay.

Nguồn vốn nước ngoài đang đổ xô vào các tài sản Indonesia trong vài tuần gần đây khi tăng trưởng kinh tế mạnh hơn dự báo và lạm phát tương đối thấp (3%) thúc đẩy nhu cầu. Đồng Rupiah cũng tăng giá nhờ việc khởi động thị trường NDF (Non-Deliverable Forward - Giao dịch ngoại hối kỳ hạn không chuyển giao gốc) với mục tiêu giảm bớt nhu cầu USD ở thị trường NDF nước ngoài và ngăn chặn việc tích trữ đồng USD.

Trong tuần trước, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 35 điểm cơ bản, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2018, còn đồng Rupiah tăng 2.8% trong tháng 10/2018, mạnh nhất ở châu Á.

Trong ngày thứ Hai (05/11), kinh tế Indonesia ghi nhận mức tăng trưởng hơn 5% trong 7 quý liên tiếp, mặc kệ một loạt đợt nâng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI). NHTW Indonesia sẽ họp vào ngày 15/11/2018.

Các chuyên gia nói gì?

Sambijantoro, Chuyên gia kinh tế tại PT Bahana Sekuritas ở Jakarta:

  • “Ngày càng nhiều nhag quản lý quỹ trên toàn cầu đang chuyển sang phân bổ vốn nhiều vào Indonesia, nhận ra rằng các chỉ báo vĩ mô tích cực của Indonesia – tăng trưởng kinh tế hơn 5% và lạm phát 3% – thực sự nổi bộ trong nhóm các nền kinh tế Đông Nam Á”.
  • “Cổ phiếu và trái phiếu Indonesia đang bị quá bán và nhà đầu tư nước ngoài không muốn bỏ lỡ bữa tiệc này”.
  • Sự hội tụ của mức yết giá trên thị trường NDF trong nước và thị trường NDF nước ngoài đang làm giảm mức độ biến động của đồng nội tệ.

I Made Budhi Purnama Artha, Trưởng Bộ phận tài chính tại PT Maybank Indonesia ở Jakarta:

  • “Sự tăng giá của đồng Rupiah phần lớn là vì đồng USD suy giảm so với các đồng tiền khác, và cũng là vì nỗi lo ngại về chiến tranh thương mại đã dịu bớt.
  • “Việc khởi động thị trường NDF trong nước đã thu hút dòng tiền nóng gia nhập, nhưng họ phải có các tài sản cơ sở. Vì vậy, họ bán đồng USD và mua trái phiếu ngắn hạn”.
  • “Điều đó làm gia tăng nguồn cung USD trên thị trường và tăng nhu cầu trái phiếu ngắn hạn”.
  • “Điều này tạo ra tâm lý tích cực về đồng Rupiah. Thế nhưng, yếu tố có sức ảnh hưởng nhất vẫn là đà suy yếu của đồng USD”.

Nick Twidale, Giám đốc điều hành tại Rakuten Securities Australia ở Sydney:

  • “Một trong những đồng tiền mới nổi bị tác động nặng nề nhất trong vài tháng qua chính là đồng Rupiah và trong môi trường hiện nay, không bất ngờ gì khi đồng tiền này hồi phục đôi chút”.
  • “Đồng Rupiah sẽ đối mặt với ngưỡng kháng cự quanh 14,800 và 14,900 đổi 1 USD. Diễn biến kế tiếp của đồng Rupiah và các đồng tiền châu Á mới nổi khác sẽ còn tùy thuộc vào tình hình thương mại Mỹ - Trung và bất kỳ diễn biến nào từ phía Mỹ sau cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ”.

Rico Rizal Budidarmo, Giám đốc tài chính tại Bank Negara Indonesia ở Jakarta:

  • “Đồng Rupiah có khả năng tăng giá thêm nhờ dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán trong 8 ngày qua”.
  • “Chất xúc tác sẽ là việc nhà đầu tư lạc quan rằng sẽ có một giải pháp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, GDP Indonesia quý 3 vượt dự báo và đà giảm của giá dầu toàn cầu”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lý Gia Thành hoãn ký kết thương vụ bán cảng Panama

Theo thông tin từ tờ South China Morning Post (SCMP), tỷ phú Lý Gia Thành, doanh nhân nổi tiếng nhất Hồng Kông, sẽ không tiến hành ký kết thương vụ bán các cảng...

Bloomberg: Trung Quốc yêu cầu dừng hợp tác mới với Lý Gia Thành sau thương vụ cảng Panama

Theo nguồn tin thân cận, Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty quốc doanh tạm dừng mọi hợp tác mới với doanh nghiệp liên quan đến gia tộc Lý Gia Thành, ngay sau thương...

Đồng bảng Anh bị bán tháo giữa bối cảnh kinh tế ảm đạm

Theo ngân hàng Bank of America, doanh số bán ròng bảng Anh của các nhà đầu tư tổ chức như các công ty quản lý tài sản và quỹ tương hỗ, đã cao gấp bốn lần mức trung...

Bloomberg: Lý Gia Thành vẫn quyết bán cảng Panama cho Mỹ bất chấp áp lực từ Trung Quốc

Bất chấp làn sóng chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc, thương vụ bán cảng trị giá 19 tỷ USD của tập đoàn CK Hutchison vẫn đang tiến triển theo kế hoạch, theo nguồn tin...

Nguy cơ bong bóng trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI

Chủ tịch Alibaba Group Holding Joe Tsai vừa đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ hình thành bong bóng trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu AI, với lập luận rằng tốc độ...

Xiaomi huy động thêm 5.5 tỷ USD, tăng tốc cuộc đua xe điện

Xiaomi vừa thực hiện thành công đợt huy động vốn khổng lồ trị giá 5.5 tỷ USD thông qua việc phát hành cổ phiếu mở rộng tại Hồng Kông, tận dụng đà tăng trưởng ấn...

Trái phiếu xã hội trở thành nơi nương náu cho nhà đầu tư ESG

Thị trường trái phiếu xã hội (social bonds) trị giá 1.800 tỉ đô la Mỹ trên toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp xu hướng suy giảm nói chung của hoạt động đầu...

Đông Nam Á không còn là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư

Từng được xem nơi trú ẩn an toàn giúp vượt qua cuộc chiến thuế quan, Đông Nam Á đang chứng kiến ​​tháng thứ sáu liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị...

Fed giữ nguyên lãi suất gây ra nhiều phản ứng trên thị trường tài chính

Các chuyên gia cảnh báo các lựa chọn chính sách của Fed "sẽ trở nên khó khăn hơn" vì những rủi ro không thể lường trước bắt nguồn từ các chính sách thuế quan hiện...

Vì sao thương vụ cảng Panama của tỷ phú Lý Gia Thành khiến Trung Quốc phẫn nộ?

Tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành đã vô tình đặt mình vào giữa xung đột địa chính trị Trung-Mỹ sau khi công bố thương vụ bán tài sản cảng ở kênh đào Panama.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98