ĐHĐCĐ KDF: “Kế hoạch 2018 trong tầm tay, lên HOSE sẽ cải thiện thanh khoản cổ phiếu”

18/06/2018 13:40
18-06-2018 13:40:46+07:00

ĐHĐCĐ KDF: “Kế hoạch 2018 trong tầm tay, lên HOSE sẽ cải thiện thanh khoản cổ phiếu”

Mặc dù quý đầu tiên của năm 2018 ghi nhận lỗ, sau quý 2 mới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, Ban lãnh đạo KDF vẫn đánh giá kế hoạch kinh doanh đặt ra cho cả năm là nằm trong tầm tay.

Sáng ngày 18/06, CTCP Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods, UPCoM: KDF) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trình cổ đông thông qua nhiều mục tiêu, định hướng phát triển quan trọng trong năm 2018.

Nhắc lại tình hình kinh doanh năm qua, ngay phần mở đầu đại hội, bà Trần Thị Thùy Linh - Phó Tổng Giám đốc KDF cho biết mặc dù điều kiện thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của ngành kem nhưng doanh thu thuần năm 2017 của Công ty vẫn tăng gần 7% so với năm trước, ghi nhận 1,493 tỷ đồng (trong đó ngành kem đóng góp gần 80% doanh thu). Lợi nhuận trước thuế đạt 174 tỷ đồng, cũng tăng trưởng xấp xỉ 7%.

Lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu đến từ việc mở rộng thị trường và ra mắt các sản phẩm mới như bánh bao, khoai tây chiên đông lạnh…; đồng thời đẩy mạnh khai thác phân khúc các sản phẩm cao cấp thuộc nhãn hàng Celano.

Nói riêng về ngành kem, thị phần của KDF đã tăng từ 38.1% năm 2016 kên 40.2% trong năm 2017. Tốc độ tăng trưởng trong ngành kem đạt 15.7%, trong khi mức tăng trưởng bình quân của ngành là 14.7%.

ĐHĐCĐ thường niên 2018 của Kido Foods (KDF) tổ chức sáng ngày 18/06

Năm 2018, giá trị ngành thực phẩm ước đạt khoảng 250,000 tỷ đồng. Bà Linh nhấn mạnh KDF sẽ tiếp tục mở rộng và đi sâu vào cả 3 mảng thực phẩm gồm thực phẩm đông lạnh, thực phẩm mát, thực phẩm tươi; đặc biệt là ngành thực phẩm đông lạnh với quy mô lên đến 18,160 tỷ đồng.

Năm ngoái, KDF chưa triển khai đẩy mạnh mảng thực phẩm đông lạnh do Ban điều hành cần thời gian chuẩn bị cho công tác đầu tư, nghiên cứu và phát triển thêm các dòng sản phẩm mới. Do vậy, Công ty sẽ thực thi chiến lược thâm nhập sâu hơn vào mảng thực phẩm đông lạnh thông qua việc phân phối sản phẩm của CTCP Chế biến thực phẩm Dabaco trong giai đoạn sắp tới.

Theo đó, doanh thu kế hoạch năm 2018 dự kiến đạt 1,700 tỷ đồng, tăng trưởng 14%; lợi nhuận trước thuế ước đạt 195 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với thực hiện năm 2017. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 14%.

Để đạt được kế hoạch, KDF sẽ ưu tiên vào mở rộng mảng thực phẩm đông lạnh (ngoài giò lụa, pa tê, thịt nguội,… trong tương lai sẽ phát triển thêm các sản phẩm như bánh bông lan hấp, há cảo, xá xíu); thâm nhập vào mảng thực phẩm tráng miệng, tiếp tục đẩy mạnh dòng kem cao cấp (Celano Platinum,…).

Sắp tới, KDF cũng dự kiến tung ra các sản phẩm mới trong nhóm ngành thiết yết như trà sữa đóng chai, sữa bắp, sữa đậu xanh,… vào tháng 10/2018. Theo ông Bùi Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc công ty mẹ là Tập đoàn Kido (KDC), Công ty không đặt trọng tâm doanh thu lợi nhuận từ mảng thực phẩm thiết yếu trong năm 2018, hiện mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm.

Quý 1/2018 lỗ hơn 10 tỷ đồng, quý 2 đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại

Kết thúc quý 1/2018, kết quả kinh doanh của KDF diễn biến khá tiêu cực khi doanh thu chỉ đạt 216 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế bất ngờ ghi nhận mức lỗ 10.5 tỷ đồng .

Đánh giá về tình hình trong quý 1, bà Trần Thị Thùy Linh không phủ nhận tác động từ sự tăng trưởng chậm của ngành kem thời gian này. Tuy nhiên, bà cho rằng cơ hội ngành kem vẫn đang tăng, mặc dù có thời điểm ngành kem tăng trưởng chậm nhưng không có nghĩa là triển vọng tăng của ngành đang giảm.

Theo bà Linh, doanh thu lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 của KDF đạt khoảng 760 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ năm trước (778 tỷ đồng). Điều này cho thấy tình hình kinh doanh trong quý 2/2018 đã có dấu hiệu tăng trở lại vì quý 1 kết quả thấp hơn nhiều cùng kỳ.

Nhận định tích cực hơn cho cả năm, ông Bùi Thanh Tùng khẳng định với các chiến lược sắp tới thì kế hoạch 2018 của KDF hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Lên HOSE sẽ cải thiện thanh khoản cho cổ phiếu?

Sau một năm giao dịch trên UPCoM, Hội đồng quản trị KDF dự tính trình cổ đông kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiến lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và đã được các cổ đông thông qua tại đại hội hôm nay.

Lãnh đạo Công ty cho rằng đến thời điểm 01/10/2018, KDF sẽ cơ bản thỏa mãn các điều kiện để có thể thực hiện đăng ký niêm yết giao dịch trên sàn HOSE. Việc niêm yết tại HOSE sẽ giúp cổ phiếu KDF phản ánh đúng giá trị nội tại, gia tăng tính thanh khoản cũng như giúp tối đa hóa giá trị đầu tư cho cổ đông.

Dự kiến, KDF sẽ thực hiện hủy giao dịch 56 triệu cổ phiếu trên UPCoM và chuyển sang niêm yết trên HOSE từ tháng 10/2018 cho tới tháng 4/2019.

IPO vào tháng 4/2017 và chính thức lên UPCoM vào ngày 28/09/2017 với giá tham chiếu 60,000 đồng/cp, cổ phiếu KDF thời gian sau đó không có nhiều biến động và chủ yếu giao dịch trong vùng giá 50,000-60,000 đồng/cp. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 4/2018 cũng là khoảng thời gian sau khi công bố BCTC quý 1, giá cổ phiếu bắt đầu lao dốc và chỉ trong vòng hai tháng đã bay hơi 40% giá trị về mức 36,000 đồng/cp chốt phiên cuối tuần trước (15/06/2018).

Tính từ đầu năm 2018, khối lượng giao dịch bình quân cũng đã giảm từ 100,000 cp/ngày xuống còn 24,500 cp/ngày.

Nói về thanh khoản, ông Bùi Thanh Tùng chia sẻ, vì cổ phiếu KDF đã lên giao dịch tại UPCoM và thanh khoản phụ thuộc vào việc mua bán cổ phiếu trên thị trường, Công ty sẽ không can thiệp đến điều này. Tuy nhiên, khi lên niêm yết trên HOSE, ông kỳ vọng mức độ tiếp cận cổ phiếu đến với các nhà đầu tư nhiều hơn sẽ kéo theo thanh khoản cao hơn.

Diễn biến giá và thanh khoản cổ phiếu KDF từ khi lên UPCoM

Thu Phong

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghịch lý giá cà phê tăng cao nhưng doanh nghiệp lao đao

Giá cà phê tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk không tìm được nguồn cung.

Môi giới tăng trưởng mạnh, VPSS báo lãi quý 1 gấp hơn 4 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) lãi trước thuế 631 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, thực hiện được 42% kế hoạch năm.

ĐHĐCĐ Savitech: Kế hoạch lãi tăng nhẹ, xác định đầu tư giáo dục là trọng tâm

Sáng ngày 20/04, tại hội trường Trường Việt Mỹ, CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (Savitech, HOSE: SVT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Đại hội thông qua...

Vì đâu VND báo lãi sau thuế quý 1 tăng 340%?

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024. Quý này, VND báo lãi ròng đạt 617 tỷ đồng, tăng 340% so với cùng kỳ.

Imexpharm giảm 20% lãi quý 1 dù đặt mục tiêu phá kỷ lục lợi nhuận

Giá vốn tăng mạnh khiến CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) trải qua quý kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ.

Doanh số tiêu thụ khả quan, lãi ròng của FMC tăng 14% trong quý 1

Trên BCTC hợp nhất quý 1/2024, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) ghi nhận hơn 4,607 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó thu...

CEO Jens Lottner: Techcombank không đánh đổi chất lượng tài sản lấy tăng trưởng tín dụng

Sáng 20/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84%

Theo BCTC quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) lãi trước thuế hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng...

ĐHĐCĐ Nam Long: Thị trường đang quay trở lại

Lãnh đạo Nam Long xác định thị trường 2024 sẽ là thị trường sản phẩm, Công ty chỉ bán cái thị trường cần. Tuy nhiên, Công ty sẽ vẫn đối mặt với những khó khăn chung...

Lợi nhuận TDM quý 1 xuống mức thấp nhất 10 quý do hụt thu cổ tức 

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water, HOSE: TDM) ảm đạm với lãi sau thuế thấp nhất 10 quý trở lại đây, do trong kỳ không còn khoản cổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98