Sức mạnh lá chắn thuế của Trump đối với ngành ô tô EU

24/06/2018 12:17
24-06-2018 12:17:40+07:00

Sức mạnh lá chắn thuế của Trump đối với ngành ô tô EU

Lá chắn thuế 20% lên mặt hàng ô tô nếu được kích hoạt trong thời gian tới sẽ tác động lên ô tô nhập khẩu vào Mỹ, mặc dù mức thuế này áp dụng cho ô tô của nhập khẩu từ EU, nhưng chủ yếu là nhắm vào ô tô của Đức.

Mức thuế hiện tại của ô tô nhập khẩu vào Mỹ hiện nay là 2.5%, trong khi đó ô tô Mỹ nhập vào thị trường Châu Âu chịu mức thuế 10% [1]. Thuế là công cụ điều hành được sử dụng linh hoạt của chính quyền Donald J. Trump, thuế xuất lên ngành ô tô và việc sản xuất ô tô ở trong hay ngoài Mỹ cũng chính là nguyên nhân khiến Tổng thống Trump không đồng ý với những điều khoản của hiệp định TPP và NAFTA. Chẳng hạn như TPP yêu cầu 45% của một chiếc xe sẽ được sản xuất trong khu vực các nước tham gia hiệp định và xuất đi miễn thuế, con số này ở hiệp định NAFTA là 62.5% và điều đó theo Trump là không có lợi cho nước Mỹ, ông muốn mang các nhà máy sản xuất ô tô về Mỹ, tạo việc làm cho người Mỹ.

Phản ứng với kế hoạch áp thuế 20% lên ô tô nhập khẩu vào Mỹ, cổ phiếu ngành ô tô của Châu Âu rớt 1.3%, chỉ số Germany’s DAX giảm 0.2%, cổ phiếu Fiat Chrysler của Italy rớt 2.8%, chỉ số ngành ô tô của Dow Jones U.S cũng mất 1.4% vào ngày thứ 6 22/6/2018 khi Twitter của ông Trump đăng tải dự định về mức thuế ô tô nhập khẩu 20% này.

Tình hình xuất nhập khẩu ô tô của Mỹ

Để đáp ứng nhu cầu nội địa, Mỹ nhập khẩu ô tô & phụ tùng từ nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu của thống kê của US Trade Administration năm 2015, tính trên quy mô toàn cầu, tổng giá trị xe nhập khẩu vào Mỹ là 180 tỷ USD với tổng số xe nhập khẩu là 8 triệu chiếc. Giá trị trung bình của 1 chiếc xe nhập khẩu là 22,500 USD, riêng giá trị trung bình của xe nhập khẩu từ Đức vào Mỹ là 41,600 USD/chiếc. Về phụ tùng ô tô, tổng giá trị nhập khẩu phụ tùng ôtô là 144 tỷ USD.

Xuất khẩu ngành ô tô của Mỹ có con số nhỏ hơn nhập khẩu khá nhiều, cũng trong năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu xe: 54 tỷ USD, với tổng số xe xuất khẩu là 2 triệu chiếc, giá trị trung bình của xe xuất khẩu từ Mỹ là 26,900 USD, về phụ tùng tổng giá trị xuất khẩu phụ tùng ô tô ra khỏi Mỹ là 81 tỷ USD [2]

Ngành ô tô toàn cầu: “Zooming-out” ở phạm vi toàn cầu, thị trường ô tô theo số liệu thống kê của McKinsey trong năm 2014 [2] thị phần lớn của ngành ô tô nằm ở North America, Europe và China, thị trường nào cũng có tăng trưởng dương.

Doanh số bán ô tô và xe tải thống kê theo khu vực, từ năm 1964 đến 2014, đơn vị tính: triệu chiếc. Trong đó “Rest of world” bao gồm: Eastern Europe, Mexico, Middle East, South America, và South Korea.[3]

Thị trường ô tô lớn nhất thế giới: Mỹ nâng mức thuế lên 8 lần để đòi hỏi một sự công bằng trong trao đổi mậu dịch với EU. Nhưng thực chất, Mỹ không phải là thị trường lớn nhất của các nhà sản xuất ô tô, hay các nhà sản xuất phụ tùng ô tô EU. Thị trường lớn nhất thế giới của ngành ô tô hơn chục năm nay vị trí số 1 thuộc về Trung Quốc, là thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất chiếm 1/3 tổng thị phần ô tô toàn cầu.

Số liệu từ China Association of Automobile Manufacturers (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc) cho biết, trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 1.4% so với cùng kỳ năm ngoái, là con số tăng trưởng thấp nhất trong vòng 15 năm gần đây. Mục tiêu tăng trưởng của ngành ô tô Trung Quốc năm 2018 là 3.5%, thấp hơn rất nhiều so với con số mục tiêu của năm 2016 là 13.7%, sự chựng lại là do định hướng chuyển sang tiêu dùng xe điện của Chính phủ nước này. Trong năm 2017, 2 vị trí dẫn đầu ở thị phần Trung Quốc thống trị bởi nhà sản xuất ô tô của Đức, với số lượng ô tô bán ra gần 29 triệu đơn vị, sức tiêu thụ lớn hơn so với thị trường Mỹ là 70%, và so với thị trường Nhật là 5.5 lần [4]

Về chính sách, thị trường lớn nhất thế giới này có chính sách đi ngược lại với Mỹ. Hiệu lực từ ngày 1/7/2018, chính phủ Trung Quốc mở cửa thị trường cho các công ty ô tô ngoài nước thông qua chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xe chở khách (Passenger vehicles) từ 25% xuống 15% và tiêu chuẩn hóa thuế đối với phụ tùng ô tô (Auto parts) xuống 6%, giảm từ 8-25%. Đặc biệt, đến năm 2022, đối với bất kỳ nhà máy ô tô đầu tư tại Trung Quốc, chính sách cho phép xoá bỏ yêu cầu chia sẻ lợi nhuận với các đối tác Trung Quốc khi các nhà sản xuất ô tô nước ngoài hình thành liên doanh (Joint ventures) với các đối tác nội địa. Trong năm 2017, chỉ có 3% ô tô được bán ở Trung Quốc được sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Bởi vì xe hơi nước ngoài vẫn được sản xuất tại Trung Quốc theo thỏa thuận liên doanh (Joint ventures) nên các công ty ô tô nước ngoài tiếp tục duy trì thị phần lớn của Trung Quốc. Rào cản cản thị trường đối với ngành ô tô tại Trung Quốc gần như không có, nội địa hoá gần như hoàn toàn. Xét trên phương diện thương hiệu, thương hiệu Trung Quốc chiếm 44%, trong khi Đức chiếm 20%, Nhật chiếm 17%, và Mỹ chiếm 12% thị phần xe khách của Trung Quốc.

Lá chắn thuế Mỹ có thể tạo nên “sóng gió” gì?

Khu vực Châu Âu có nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu và ngành ô tô được ví như là trái tim của nền kinh tế này. Mức thuế mới nếu được áp dụng dự báo sẽ làm giảm doanh số bán của các hãng ô tô EU, có thể ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận và làm giảm đi số lượng việc làm của người dân Châu Âu, mức thuế này có thể làm nền kinh tế Đức mất đi 6 tỷ đô, tương đương 0.2% GDP.

Tại Mỹ, khi tăng thuế nhập khẩu, giá bán ô tô nhập khẩu sẽ tăng lên và người tiêu dùng Mỹ phải mua xe với giá cao hơn. Điều đó tương quan nghịch với sự phát triển thị phần ô tô tại Mỹ, dự báo làm giảm đáng kể lợi nhuận của các hãng ô tô. Đối với người tiêu dùng trung bình ở Mỹ, chi tiêu hàng năm sẽ tăng lên. Giả sử có phương án giảm thuế thu nhập cá nhân như là một kế hoạch bù đắp cho việc tăng thuế dẫn đến tăng giá hàng nhập khẩu, hoặc giả sử để trung hoà những ảnh hưởng từ việc tăng thuế làm giá cả tăng lên, có thể đồng đô la Mỹ cũng sẽ tăng để bù đắp lại khoảng phải trả tăng lên khi mua ô tô nhập khẩu, người tiêu dùng Mỹ vẫn bị giảm lợi ích đối với từng cá nhân. Nếu chính sách thuế mới được kích hoạt, các hãng ô tô sẽ bằng cách này hay cách khác phải chuyển chi phí tăng lên đó sang người tiêu dùng, khi đó người tiêu dùng Mỹ gánh thêm thiệt thòi, còn nếu các hãng không có cách chuyển chi phí cho khách hàng thì các hãng ô tô phải tự gánh chịu lợi nhuận sụt giảm đó.

Đối với các hãng sản xuất ô tô, hoặc hãng sản xuất phụ tùng ô tô, việc giá bán tăng dẫn đến thị phần giảm sút, dẫn đến các hãng ô tô đối mặt với việc chi phí cố định & chi phí biến đổi phân bổ lên từng sản phẩm bán ra tăng lên. Để đảm bảo đạt lợi nhuận kế hoạch và tinh gọn trong sản xuất, việc cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí dẫn đến mất việc, giảm thu nhập của người lao động có thể xảy ra.

Trong ngắn hạn, những nguy cơ chi phí tăng, lợi nhuận giảm rất rõ cho các hãng sản xuất ô tô hay phụ tùng, đi kèm với việc cổ phiếu các hãng bị bán tháo trên các thị trường, mang lại nhiều thiệt hại. Các hãng sẽ phải đưa ra nhiều biện pháp để đối phó với những điều này trong nhằm giảm thiểu mất mát. Trong dài hạn, để trụ được ở thị trường Mỹ bằng năng lực cạnh tranh, các hãng buộc phải nghĩ đến phương án di dời các nhà máy sản xuất về Mỹ, điều đó tốn rất nhiều chi phí đầu tư cả về phương tiện sản xuất và con người. Đó cũng là một trong những mục đích của các lá chắn thuế Tổng thống Trump hoạch định trên con đường đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Lá chắn thuế này áp lên những hãng ô tô EU, đặc biệt là ô tô Đức với những đối thủ của Ford và GM, nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh cho xe Mỹ trên sân nhà. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh về giá có lẽ sẽ tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trên con số tăng trưởng thị phần của xe Mỹ và xe EU, còn đầu việc tạo ra từ việc di dời nhà máy về Mỹ thì vẫn cần thời gian, và chưa thể hiện ngay được trong ngắn hạn.

Nhiều phân tích cho rằng chính sách thuế này nếu áp dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên lượng việc làm ngay tại chính nước Mỹ, nguyên nhân do các hãng ô tô lớn nhất của EU như Mercedes, BMW, and Volkswagen đã xây dựng nhiều nhà máy tại Mỹ và đang sử dụng trực tiếp hơn 20,000 lao động Mỹ [5]. Chính sách thuế này áp dụng cho hàng EU sản xuất cả trong và ngoài nước Mỹ, do đó có khả năng cũng làm mất việc làm của người Mỹ.

Nếu Mỹ muốn chiến tranh thương mại với Châu Âu, thì Trung Quốc là bên hưởng lợi, đó là nhận định từ phía Đức. Phân tích của ông Jürgen Pieper từ ngân hàng Metzler, lá chắn thuế của Mỹ không những có thể làm mất việc làm của người Mỹ mà còn tạo lợi thế cho Trung Quốc bởi đây mới là thị phần quan trọng nhất của các hãng ô tô Đức đã 10 năm trở lại đây, và lợi nhuận của họ thu được từ thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 10% - 13% trên tổng lợi nhuận toàn cầu [6]. Nhận định phía Nhật từ đại diện của hãng Toyota cũng đồng tình với quan điểm sắc thuế này mang lại hiệu ứng “gậy ông đập lưng ông” cho người Mỹ [7].

Trên phạm vi toàn cầu, khi các hãng ô tô có nguy cơ sụt giảm thị phần tại Mỹ, ngoài việc cố gắng giải quyết các vấn đề với thị trường này, họ phải đẩy mạnh phát triển thị phần ở những nước khác để giữ vững doanh số toàn cầu, đặc biệt là các thị trường lớn như China, North America, Middle East, South America, South Korea...Từ đó sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh mới mẻ được triển khai hơn so với những năm trước nhắm thúc đẩy tăng trưởng thị phần và những thị phần nhỏ trước đây chưa được chú ý nhiều nay sẽ được quan tâm.

Ngày 11 tháng 5 vừa qua, ông Trump đã gặp gỡ ban lãnh đạo của các hãng ô tô tại Mỹ để tham khảo ý kiến về vấn đề này, đồng thời phía Mỹ cũng đã đo lường mức độ ảnh hưởng của nó đối với an ninh quốc gia Mỹ. Mức thuế mới đối với ngành ô tô EU vẫn chưa chính thức áp dụng, tuy nhiên khả năng thực thi là rất cao, và sẽ diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới.

ThS. Đinh Hạ Vân

FILI

Dữ liệu trích dẫn trong bài viết:

[1]    R. N. Griff Witte, “Trump’s tariff threats suddenly look very real in the heartland of Germany’s car industry,” 2018.

[2]     and A. Z. Paul Gao, Russell Hensley, “A road map to the future for the auto industry,” 2014.

[3]    U.S.-China Economic and Security Review Commission, “Economics and Trade Bulletin,” 2018.

[4]    C. Isidore, “Tariffs on European cars would hurt US auto jobs,” CNNMoney, 2018.

[5]    Deutschland, “Trump’s tariffs on European cars — a massive own goal?,” Deutschland, 2018.

[6]    K. N. Butters, Jamie, “Toyota Says Trump’s Tariffs to ‘Adversely Impact’ Automakers,” Bloomberg, 2018.

[7]    Office of Trade and Machinery, “Industry Reports,” International Trade Administration, 2015. [Online]. Available: https://www.trade.gov/td/otm/assets/auto/TBR2015Final.pdf.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98