Rớt hơn 11%, TTCK mới nổi châu Á vẫn chưa đủ hấp dẫn với nhà đầu tư

12/09/2018 10:05
12-09-2018 10:05:12+07:00

Rớt hơn 11%, TTCK mới nổi châu Á vẫn chưa đủ hấp dẫn với nhà đầu tư

Chứng khoán châu Á đang ở mức thấp nhất trong 2 năm so với phần còn lại của thế giới. Chưa dừng lại ở đó, phần lớn thị trường mới nổi ở châu Á vẫn đang trong xu hướng giảm để thu hút nhà đầu tư trở lại.

Điều này một phần là do các thị trường chứng khoán mới nổi châu Á vẫn còn quá đắt đỏ. Mức định giá của thị trường chứng khoán tại các quốc gia châu Á đang phát triển cao hơn so với chỉ số MSCI Emerging Markets Index.

Chỉ số MSCI EM Asia Index đã rớt hơn 11% trong năm nay, qua đó kéo mức định giá xuống chỉ còn 11 lần (xét trên lợi nhuận ước tính), thấp hơn mức trung bình 5 năm, dữ liệu từ Bloomberg cho thấy. Dù rằng một số chiến lược gia cho rằng các cơ hội bắt đầu chớm nở, nhưng họ cũng cảnh báo, thời điểm này vẫn còn quá sớm để đầu tư vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và khả năng lan truyền từ các thị trường yếu hơn.

“Mức định giá của thị trường mới nổi châu Á đang thấp hơn mức trung bình 10 năm và còn có khả năng trở nên rẻ hơn nữa”, Paul Kitney, Trưởng Bộ phận Chiến lược tại Daiwa Capital Markets Hong Kong Ltd., cho hay. “Chúng vẫn còn trên mức đáy thời hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

Hoạt động gần đây cho thấy đầy rẫy rủi ro: Chỉ số Shanghai Composite hoàn toàn xóa sạch đà tăng từ nửa cuối tháng 8/2018, khép lại ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2016. Chỉ số Philippine Stock Exchange không thể duy trì đà tăng, và đã mất 12% trong năm nay, thị trường tồi tệ thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán Hồng Kông đang bị mắc kẹt trong một “cơn bão kinh hoàng”, khi xung đột thương mại Mỹ - Trung, làn sóng tháo chạy ra khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ, “căn bệnh truyền nhiễm” ở các thị trường mới nổi và đà suy yếu về tiền tệ gây áp lực lên thị trường nước này.

Kết quả là thị trường chứng khoán Hồng Kông đã chính thức bước vào thị trường con gấu, sau khi giảm 0.7% trong ngày thứ Ba (11/09), tức đã lao dốc 20% so với mức đỉnh xác lập hồi tháng 1/2018.

Thị trường Hồng Kông – một trong những thị trường giao dịch sôi động nhất – liên tục lao đao trong năm nay vì cuộc xung đột thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Vòng áp thuế quan mới cũng gây tổn thương tới Hồng Kông vì nhiều công ty lớn niêm yết ở nước này có trụ sở đặt tại Trung Quốc.

Dickie Wong, Giám đốc nghiên cứu tại công ty môi giới chứng khoán Kingston Securities ở Hồng Kông, dự báo, thị trường nước này có khả năng rớt thêm 5% trong ngắn hạn. Tâm lý ảm đạm có thể kéo dài ít nhất cho tới cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018.

“Căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không chấm dứt trước thời điểm đó (cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ)”, ông Wong cho hay.

Mặc dù rủi ro có thể đạt tới đỉnh trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, nhưng câu chuyện về thuế quan có khả năng “trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên khả quan hơn”, ông Kitney noi thêm. Cổ phiếu châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) có thể đối mặt với đà giảm tới 15% trước khi xuất hiện bất kỳ thông tin tốt nào nâng đỡ thị trường, theo báo cáo của Daiwa công bố trong ngày 07/09/2018. Báo cáo này còn lưu ý rằng, có xác suất 75% là hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới sẽ tiến tới thỏa thuận thương mại trước tháng 11/2018.

Frank Benzimra, Trưởng Bộ phận Chiến lược cổ phiếu châu Á tại Societe Generale SA ở Hồng Kông, cho biết, các cơ hội vẫn có tại thời điểm này, nhưng chỉ tồn tại ở một số lĩnh vực nhất định. Ông nhận thấy giá trị chủ yếu trong các ngân hàng Trung Quốc và các lĩnh vực liên quan tới tiêu thụ nội địa, vì nhà đầu tư đã “chiết khâu” thông tin xấu quá mức. Đối với các quốc gia như Indonesia, vẫn còn chưa tới thời điểm “chín muồi” để bắt đầu gom cổ phiếu khi rủi ro lan truyền từ các thị trường mới nổi yếu hơn vẫn còn đó.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98