Kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh hơn dự báo vì chiến tranh thương mại với Mỹ

19/10/2018 09:38
19-10-2018 09:38:53+07:00

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh hơn dự báo vì chiến tranh thương mại với Mỹ

Trong ngày thứ Sáu (19/10), Trung Quốc cho biết tăng trưởng kinh tế nước họ giảm mạnh hơn dự báo xuống mức 6.5% trong quý 3/2018, khi chiến tranh thương mại với Mỹ gây áp lực lên tăng trưởng.

Con số tăng trưởng GDP quý 3/2018 trên không đạt kỳ vọng tăng trưởng 6.6% của các chuyên viên phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý 1/2009.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), tính trên cơ sở hàng quý, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 1.6%, trùng khớp với dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Bên cạnh dữ liệu GDP mới nhất, Trung Quốc cũng công bố số liệu thống kê về sản lượng công nghiệp tháng 9/2018: Sản lượng tăng trưởng 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái, không đạt kỳ vọng tăng trưởng 6% từ cuộc thăm dò của Reuters.

Mặc dù các con số GDP chính thức của Bắc Kinh được xem là chỉ báo về tình hình sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng nhiều chuyên gia bên ngoài từ lâu đã tỏ ra hoài nghi về độ tin cậy của các báo cáo từ Trung Quốc.

Dù vậy, các tín hiệu về tăng trưởng của Trung Quốc đều được theo dõi rất sát sao khi họ bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng” với Mỹ.

“Rõ ràng là nền kinh tế đang trên đà ‘hạ cánh nhẹ nhàng’ tại thời điểm này và trong lúc đó, chúng tôi nhận thấy có quá nhiều quan điểm bi quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc, cũng như triển vọng về thị trường tài chính”, Hao Zhou, Chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi cấp cao khu vực châu Á tại Commerzbank, cho biết trước khi Trung Quốc công bố dữ liệu GDP của Trung Quốc.

Trong quý 2/2018, Trung Quốc cho biết, tăng trưởng GDP là 6.7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn một chút so với mức 6.8% của quý 1/2018, khi Bắc Kinh ra tay kiểm soát đòn bẩy trong nền kinh tế giữa lúc căng thẳng thương mại ngày càng leo thang.

Trên thực tế, chiến dịch giảm bớt đòn bẩy tài chính đã chậm lại trong năm nay so với 2 năm trước đó, Zhou cho biết.

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 4 lần trong năm nay. Những động thái này được mô tả là nỗ lực để bơm thêm thanh khoản cho thị trường và hỗ trợ tăng trưởng giữa lúc xung đột thương mại với Mỹ.

Trung Quốc cũng muốn triển khai chính sách tiền tệ tương đối thắt chặt để buộc giảm bớt đòn bẩy và giảm nợ. Tuy nhiên, các điều kiện tiền tệ dễ dàng hơn – xuất phát từ các đợt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc – lại được xem là công cụ để hỗ trợ tăng trưởng.

Mục tiêu tăng trưởng chính thức của Trung Quốc trong năm nay là quanh 6.5%. Và quốc gia này vẫn đang trên đường đạt mục tiêu này: Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6.7% trong 9 tháng đầu năm 2018, dựa trên số liệu thống kê chính thức.

Zhou dự báo, Bắc Kinh sẽ giữ tăng trưởng ổn định, nhưng sẽ có một số khó khăn trong quá trình đó.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trump muốn trả đũa thuế kỹ thuật số của châu Âu và Canada

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) xem xét áp dụng thuế trả đũa đối với các nước châu Âu và Canada, sau khi các quốc gia...

Thuế mới của Mỹ có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm

Theo Goldman Sachs, kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm.

Warren Buffett chia sẻ gì trong thư gửi cổ đông?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett vừa chia sẻ những quan điểm sâu sắc về nhiều chủ đề trong bức thư thường niên được mong đợi, từ vấn đề tài khóa của Mỹ, lời...

Hậu quả của cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc: Xe “zombie” tràn ngập

Cuộc chiến giá khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã khiến hàng chục nhà sản xuất ô tô nhỏ phải rời bỏ thị trường, để lại một vấn đề cho khách hàng:...

Nỗi lo kinh tế Mỹ đình lạm tái trỗi dậy

Lạm phát dai dẳng và chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump làm dấy lên nỗi lo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng kinh tế đình đốn mà lạm...

Cuộc chiến thương mại đầu tiên của Trump đã thay đổi thế giới ra sao?

Bức tranh thương mại toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể kể từ năm 2018 - thời điểm Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại đầu tiên. Giờ đây, khi ông chuẩn...

Lạm phát Nhật Bản đạt đỉnh 2 năm, BOJ sẽ tiếp tục nâng lãi suất?

Lạm phát của Nhật Bản tiếp tục leo thang, đạt mức 4% trong tháng 1/2024. Đây là mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, đồng thời củng cố thêm những dự đoán về...

Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu

Có thể mọi người chỉ chú ý đến những nỗ lực tinh gọn bộ máy chính phủ ở Mỹ do nhiều hành động đầy kịch tính của tỉ phú Elon Musk, người được Tổng thống Donald Trump...

Fed lo thuế quan của Trump cản trở kế hoạch hạ lãi suất

Theo biên bản họp tháng 1 công bố vào ngày 19/02, các quan chức Fed nhất trí rằng họ cần thấy lạm phát giảm thêm nữa trước khi hạ lãi suất, và bày tỏ lo ngại về...

Trump dịu giọng, nói có thể tiến tới thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra tín hiệu tích cực về khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc, cho thấy sự sẵn sàng trong việc hóa giải...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98