Jack Ma trở lại: Màn tái xuất lịch sử báo hiệu kỷ nguyên mới của Trung Quốc

18/02/2025 11:53
18-02-2025 11:53:42+07:00

Jack Ma trở lại: Màn tái xuất lịch sử báo hiệu kỷ nguyên mới của Trung Quốc

Trong một động thái đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của chính sách kinh tế Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp đặc biệt với những gương mặt hàng đầu của giới kinh doanh tư nhân vào ngày 17/02, trong đó có sự xuất hiện đáng chú ý của Jack Ma - nhà đồng sáng lập Alibaba.

Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay với Ren Zhengfei, Chủ tịch Huawei trong cuộc gặp các doanh nhân khu vực tư nhân tại Bắc Kinh ngày 17/02.

Cuộc gặp quy tụ những nhân vật then chốt của làn sóng đổi mới công nghệ Trung Quốc trong thập kỷ qua, từ Wang Xing của Meituan, Lei Jun của Xiaomi đến Ren Zhengfei của Huawei Technologies. Cũng góp mặt là các nhà sáng lập trong lĩnh vực robot như Wang Xingxing của Unitree và trí tuệ nhân tạo (AI) như Liang Wenfeng của DeepSeek - những nhân vật then chốt trong tham vọng giảm phụ thuộc vào công nghệ Mỹ của Trung Quốc.

Pony Ma - người sáng lập Tencent và cha đẻ của "siêu ứng dụng" WeChat - cũng có mặt tại cuộc họp, cùng với Wang Chuanfu của BYD và Robin Zeng của CATL, hai nhân vật đang định hình cuộc cách mạng xe điện của Trung Quốc.

"Đây là tín hiệu mạnh mẽ nhất mà Trung Quốc có thể đưa ra để thúc đẩy niềm tin xã hội", You Chuanman, Giảng viên cao cấp tại Trường Luật, Đại học Khoa học Xã hội Singapore nhấn mạnh. "Việc chính Tập Cận Bình xuất hiện để gặp gỡ các doanh nhân nhấn mạnh ý nghĩa chính trị sâu sắc của cuộc họp này".

Trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi các nhà sáng lập và CEO có mặt duy trì tinh thần cạnh tranh và tin tưởng vào tương lai của đất nước, nhấn mạnh rằng những thách thức họ phải đối mặt chỉ là "tạm thời".

Ông hứa sẽ bãi bỏ các khoản phí không hợp lý, tạo sân chơi bình đẳng, và quan trọng hơn, Quốc hội Trung Quốc sẽ xem xét các luật mới tập trung vào thúc đẩy kinh tế tư nhân. Đây là những bước đi thiết thực đầu tiên sau nhiều năm khu vực tư nhân bị đẩy ra ngoài lề.

Trong ngày 17/02, Quốc hội Trung Quốc cho biết sẽ xem xét các luật tập trung vào thúc đẩy kinh tế tư nhân.

Đối với Jack Ma, cuộc gặp này mang ý nghĩa đặc biệt. Từng là nạn nhân nổi tiếng nhất trong chiến dịch kiểm soát Internet năm 2020 khi IPO của Ant Group bị hủy bỏ, sự trở lại của ông được xem như một biểu tượng cho thái độ mềm mỏng hơn của Bắc Kinh với khu vực tư nhân. Từ một doanh nhân thẳng thắn nhất Trung Quốc, ông Ma gần như biến mất khỏi công chúng sau cuộc đàn áp, và giờ đây sự xuất hiện của ông bên cạnh Tập Cận Bình báo hiệu một kỷ nguyên mới.

Jack Ma, người sáng lập Alibaba (đứng giữa), đang vỗ tay khi Chủ tịch Tập Cận Bình bước vào cuộc gặp với các lãnh đạo khu vực tư nhân, chủ yếu là các doanh nhân công nghệ, diễn ra ngày 17/2.

"Đây là một chính sách tạo điều kiện hơn là một sự thay đổi 180 độ", ông You phân tích sâu sắc. "Trung Quốc đã chuyển từ thái độ kiểm soát quá mức đối với thị trường bất động sản và khu vực tư nhân trước Covid sang việc đưa ra các tín hiệu chính sách tích cực. Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi liên tục trong giọng điệu từ Bắc Kinh: Từ khoan dung, đến cải thiện và giờ là khuyến khích".

Các nhà phân tích Citigroup nhận định: "Quyết định triệu tập cuộc họp này không chỉ thể hiện tầm quan trọng của đổi mới công nghệ mà còn khẳng định vai trò then chốt của doanh nghiệp tư nhân trong chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc". Họ tin rằng việc nhấn mạnh vào Internet và công nghệ sẽ hỗ trợ tích cực cho định giá của ngành Internet Trung Quốc trong thời gian tới.

Sự trở lại của Jack Ma

Mặc dù cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và các lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân mang tính bước ngoặt, giới phân tích vẫn thận trọng về mức độ thay đổi trong chính sách. Một sự ủng hộ mạnh mẽ từ ông Tập chắc chắn sẽ thổi bùng đà tăng của thị trường chứng khoán và khơi dậy tinh thần kinh doanh, nhưng mọi thứ vẫn phụ thuộc vào việc chính quyền có thực hiện những hành động cụ thể hay không.

Không ai hiện thân cho những thăng trầm của khu vực tư nhân Trung Quốc tốt hơn Jack Ma. Từ một giáo viên tiếng Anh, ông đã sáng lập Alibaba trong căn hộ nhìn ra hồ vào năm 1999. Alibaba đã đánh bại các đối thủ nước ngoài như eBay trước khi trở thành tập đoàn lớn nhất Trung Quốc, đưa Ma trở thành biểu tượng của đổi mới sáng tạo trong ngành công nghệ.

Năm 2015, sau khi Alibaba thực hiện đợt IPO lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, Jack Ma đã gặp Chủ tịch Tập bên lề hội nghị doanh nghiệp Mỹ, nơi có sự hiện diện của các lãnh đạo như Tim Cook và Mark Zuckerberg. Cùng năm đó, họ cũng gặp nhau tại sự kiện thường niên Wuzhen do Chính phủ tổ chức.

Tuy nhiên, năm 2020, Jack Ma đã có bài phát biểu gây tranh cãi tại một hội nghị ở Thượng Hải, công khai chỉ trích khu vực tài chính Nhà nước và các cơ quan quản lý, khiến giới chức cấp cao tại Bắc Kinh nổi giận. Chính phủ ra tay đình chỉ  đợt IPO của Ant - thương vụ lớn nhất thế giới khi đó - trước khi mở chiến dịch kiểm soát phần còn lại của đế chế Jack Ma.

Từ vị trí doanh nhân có tiếng nhất Trung Quốc, Ma gần như biến mất khỏi công chúng trong những năm tiếp theo. Ông dần xuất hiện trở lại từ năm 2023 với những chuyến thăm campus Alibaba, gần đây nhất là tuần trước, cùng những bài đăng trên diễn đàn nội bộ của công ty.

Cuộc gặp với Chủ tịch Tập có thể tạo đà cho sự hồi sinh của Alibaba. Năm 2023, công ty từng khiến nhà đầu tư thất vọng khi công bố kế hoạch tách thành nhiều công ty độc lập, nhưng sau đó đã hủy bỏ kế hoạch này và thay đổi nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Bước sang năm 2024, Joe Tsai và Eddie Wu - hai cộng sự lâu năm của Ma - quyết định đặt cược lớn vào AI. Tiến bộ của Alibaba trong lĩnh vực này đã giúp công ty tăng hơn 90 tỷ USD giá trị thị trường trong năm nay.

Mặc dù vậy, giới quan sát Trung Quốc không kỳ vọng Chính phủ sẽ quay trở lại lập trường trước năm 2020, ngay cả khi họ đang tìm cách củng cố nền kinh tế để chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

FILI

- 10:51 18/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa vì chính sách thuế quan

Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ dự kiến lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm 20% trong nửa cuối năm và nước này sẽ đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng nếu chính sách...

Yuval Noah Harari: Thế giới của Trump - nơi các pháo đài đối địch

Điều đáng ngạc nhiên về các chính sách của Donald Trump là người ta vẫn còn ngạc nhiên về chúng. Giới truyền thông liên tục bày tỏ sự kinh hoàng mỗi khi Trump tấn...

Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với chính quyền Tổng thống Trump

Bộ trưởng Tài chính Anh cho biết hai bên không thống nhất được quan điểm khi phía Mỹ đưa ra những yêu cầu mới, trong đó có việc cắt giảm thuế đối với ôtô nhập khẩu...

Học gì từ thương chiến Mỹ – Trung?

Trên TikTok, các nhà sản xuất Trung Quốc tiết lộ danh tính và địa điểm các nhà máy Trung Quốc đang gia công hàng cho những thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng...

Ông Trump dự kiến hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong 3-4 tuần tới

Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra tuyên bố đầy tự tin về tiến độ các thỏa thuận với các đối tác thương mại của Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time được công...

Trung Quốc bơm hơn 80 tỷ USD vào hệ thống để đối phó với tác động của thuế quan

Trung Quốc đang mạnh tay bơm tiền để bảo vệ nền kinh tế trước những tác động từ hàng rào thuế quan của Mỹ.

Trung Quốc hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn Mỹ

Theo dữ liệu được công bố vào ngày 24/04, Trung Quốc đã hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn từ Mỹ, đánh dấu một bước leo thang trong căng thẳng thương mại giữa hai...

Trung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa Mỹ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc miễn thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, khi những tổn thất kinh tế từ cuộc đấu thuế quan đang đè nặng lên nhiều...

WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2025

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực công bố ngày 24/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4% trong năm 2025...

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp

Theo hãng tin Kyodo, ngày 25/4, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.


Hotline: 0908 16 98 98