ASEAN có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

23/11/2018 16:24
23-11-2018 16:24:18+07:00

ASEAN có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy nhiều công ty toàn cầu xem xét lại về hoạt động sản xuất và chế tạo ở Trung Quốc hiện nay – và một khối quốc gia Đông Nam Á có thể hưởng lợi lớn từ cuộc chiến này. Đây là nhận định của đối tác cấp cao tại công ty tư vấn Bain & Co.

Trong ngắn hạn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ có tác động tiêu cực tới khu vực Đông Nam Á vì đây là trung tâm xuất khẩu hàng hóa tới thế giới và nhất là Mỹ, Satish Shankar, Đối tác quản lý khu vực Đông Nam Á, cho biết trong ngày thứ Sáu (23/11).

“Một số mặt hàng xuất khẩu trung gian – xuất khẩu tới Trung Quốc và sau đó xuất khẩu lại sang Mỹ – sẽ bị tác động, như dệt may và thiết bị điện tử”, ông cho hay. “Tuy nhiên, trong dài hạn, chúng tôi khá chắc là ASEAN là một cơ sở chuỗi cung ứng thay thế đầy haaos dẫn dành cho các công ty muốn đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc”.

Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 quốc gia thành viên trong khu vực, bao gồm Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Bain & Co. dự bóa, khi các công ty xem xét chuyển chuỗi cung ứng của họ sang Đông Nam Á, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực này sẽ áp dụng thêm công nghệ vào các hoạt động thường ngày và có khả năng tạo ra thêm một cơ hội trị giá ngàn tỷ đô.

Mỹ đã áp thêm thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng 7/2018. Đáp trả lại, Bắc Kinh cũng áp thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa Mỹ, ngay cả khi Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ.

Nhà đầu tư hiện đang theo dõi sát sao cuộc gặp gỡ được nhiều người trông đợi giữa hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G20 – dự kiến diễn ra vào ngày 30/11 và 01/12 – để tìm kiếm thông tin về quá trình đàm phán thương mại giữa hai quốc gia này.

Trong ngày thứ Năm (22/11), ông Trump trao đổi với các phóng viên rằng Trung Quốc rất muốn một thỏa thuận sau khi chính quyền Mỹ áp hàng rào thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Ông Trump nhận định: “Nếu có thể thì chúng tôi sẽ tiến tới một thỏa thuận”.

“Trung Quốc rất muốn có một thỏa thuận và chúng tôi cũng rất vui vì điều đó”, ông Trump chia sẻ. “Tôi rất sẵn sàng, tôi đã chuẩn bị cho việc này cả đời rồi”.

Ngay cả khi căng thẳng thương mại dịu bớt, các công ty vẫn sẽ muốn thử chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á, Shankar cho hay.

Ông nhận định: “Vì hai lý do. Thứ nhất là quá trình đó đang diễn ra và các công ty đã có hoạt động sản xuất ở những nơi như Việt Nam và Thái Lan đang tỏ ra lạc quan. Thứ hai là việc đa dạng hóa là tốt và bạn không có rủi ro tập trung với những thứ như chuỗi cung ứng của bạn”.

Ông lý giải, trong tương lai, các công ty sẽ chuyển sang chuỗi cung ứng phân phối, trong đó họ sẽ có nhiều nguồn cung ứng cho một sản phẩm cụ thể.

“Khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới”

Triển vọng tăng trưởng và tình hình dân số của Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư – vốn đang dần rót tiền vào khu vực này. Một bài nghiên cứu gần đây cho thấy, nền kinh tế Internet của khu vực Đông Nam Á sẽ tăng trưởng vượt mức 240 tỷ USD vào năm 2025.

“Đây là khối kinh tế lớn thứ năm thế giới, có thể so với quy mô của Anh và Ấn Độ. Khu vực này tăng trưởng khoảng 4.5-5% và nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đang đổ xô vào khu vực này”, Shankar cho biết.

Ông nói thêm, mỗi quốc gia ở Đông Nam Á có một đặc trung rất khác biệt. Chẳng hạn, Thái Lan có ngành xe hơi mạnh và có thể trở thành cơ sở cung ứng thay thế cho các công ty trong ngành này. Trong khi đó, Việt Nam khá mạnh trong những lĩnh vực như dệt may và linh kiện điện tử.

Các công ty cũng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu nội địa mạnh ở khu vực này.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98