Ba điều Mỹ - Trung khó thỏa thuận được

16/01/2019 20:30
16-01-2019 20:30:00+07:00

Ba điều Mỹ - Trung khó thỏa thuận được

Tuần trước, các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã hoàn tất với một số lạc quan, nhưng một thỏa thuận dường như vẫn “ngoài tầm với”.

Việc thiếu chi tiết cụ thể từ cuộc họp cho thấy Washington và Bắc Kinh khó giải quyết được các vấn đề phức tạp nhất giữa họ như thế nào, gồm: Sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; tiếp cận thị trường; cùng với những tham vọng công nghiệp công nghệ cao của Bắc Kinh.

Nếu không có sự thay đổi căn bản trong cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc, hai nước sẽ không thể thu hẹp sự khác biệt của họ về những vấn đề này.

Đây là lý do vì sao:

1. Sở hữu trí tuệ

Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ, buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Các công ty Mỹ nói rằng tòa án Trung Quốc thiên vị và hầu như luôn luôn xử có lợi cho các công ty địa phương trong những tranh chấp như vậy. Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này.

"Không có luật nào ở Trung Quốc nói rằng bạn phải chuyển giao tài sản trí tuệ cho các công ty Trung Quốc", Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa, một nhóm chuyên gia tư vấn cho Chính phủ Trung Quốc, cho biết.

"Nhưng Chính phủ hiểu được cảm giác của người Mỹ và dự định trừng phạt những hình thức vi phạm này - nếu chúng thực sự xảy ra”.

Để giải quyết các mối quan ngại của Mỹ, Trung Quốc đã thiết lập một tòa án chuyên về vấn đề tài sản trí tuệ và đang soạn thảo một đạo luật làm cho các quan chức Trung Quốc khó yêu cầu công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc hơn.

Tuy nhiên, giới làm luật của Mỹ tỏ ra nghi ngờ về điều này, đặc biệt là khi một doanh nghiệp nhà nước có liên quan.

2. Tiếp cận thị trường

Thành công về mặt kinh tế của Trung Quốc đã được xây dựng dựa trên phương pháp nhắm mục tiêu tập trung, được thiết kế cho các công ty nhà nước. Điều đó trái ngược với cách mà các công ty Mỹ hoạt động.

Mỹ cho rằng Trung Quốc trợ cấp một cách không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước, bằng cách cung cấp cho họ những khoản vay rẻ và giúp họ cạnh tranh ở nước ngoài trong các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ, sản xuất chip và xe điện – giúp họ cạnh tranh trực tiếp với những doanh nghiệp Mỹ.

“Ngay cả các công ty tư nhân Trung Quốc cũng có lợi thế”, Mỹ nói, “bởi vì những công ty nước ngoài đang cố gắng cạnh tranh với họ ở Trung Quốc không có mối quan hệ hay quy mô mà họ đã tạo dựng được trong một thị trường về cơ bản là ‘đóng cửa’, cần phải có một đối tác địa phương mới hoạt động được”.

Trung Quốc đã hứa sẽ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế để các công ty nước ngoài có cơ hội cạnh tranh, nhưng điều đó sẽ là vô nghĩa trừ khi họ cho phép các công ty của riêng họ hoạt động độc lập.

3. Sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2025

Lộ trình công nghiệp của Trung Quốc có thể là trở ngại lớn nhất giữa hai nước.

Điều này đã khiến Mỹ nổi giận, xem đây là thách thức trực tiếp đối với “uy quyền tối cao” của Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng như hàng không vũ trụ, chất bán dẫn và 5G.

Trung Quốc gần đây đã cố gắng làm cho chương trình này có vẻ ít quan trọng hơn, nhưng không cho thấy là họ đang tạm dừng nó.

Những tham vọng của Bắc Kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề đang tồn tại giữa hai bên.

"Những gì Mỹ muốn là thay đổi căn bản cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc", Christopher Balding, cựu giáo sư tại Đại học Bắc Kinh nói.

"Họ muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia ‘bình thường’ theo định hướng thị trường, giống như các quốc gia còn lại. Trung Quốc không muốn thế”.

Cả hai quốc gia đang bị tổn thương từ cuộc chiến thương mại và các dự báo tăng trưởng toàn cầu cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Vì vậy, chính vì lợi ích của chúng ta mà hai đối thủ này tìm được một thỏa thuận mà họ "có thể sống cùng", như Wilbur Ross đã nói.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn - ngay cả khi họ đạt được một thỏa thuận, thì cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài như một điều hiển nhiên.

Nhã Thanh (Theo BBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98