Bà May quay sang nhờ cậy Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp trước thềm hội nghị thượng đỉnh về Brexit

09/04/2019 17:12
09-04-2019 17:12:04+07:00

Bà May quay sang nhờ cậy Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp trước thềm hội nghị thượng đỉnh về Brexit

Vào ngày thứ Ba (09/04), Thủ tướng Anh Theresa May đã đến Berlin và Paris để đàm phán với các nhà lãnh đạo của Đức và Pháp nhằm có được sự ủng hộ của họ đối với việc gia hạn thời gian Brexit lần thứ hai.

Thủ tướng Anh Theresa May (giữa) cùng các lãnh đạo khác của EU trong một hội nghị diễn ra trong năm 2018. Nguồn: CNBC

Các cuộc đàm phán này diễn ra trước khi các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) họp mặt tại Brussels vào ngày thứ Tư (10/04) để tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp bàn về quá trình Brexit. Tại cuộc họp của Ủy ban châu Âu (EC), 27 nhà lãnh đạo còn lại của EU sẽ đưa ra quyết định liệu có nên gia hạn thêm một khoảng thời gian nữa cho quá trình Brexit hay không – Brexit vốn được ấn định sẽ diễn ra vào ngày thứ Sáu (12/04) tuần này.

Vốn dĩ, Anh định sẽ rời khỏi khối liên minh từ ngày 29/03/2019 nhưng đã được gia hạn thêm thời gian vì các nhà làm luật Anh đã từ chối bản thỏa thuận “ly hôn” của bà May đến ba lần. Thế nên, bà May đang phải yêu cầu gia hạn thêm thời gian cho Brexit đến ngày 30/06/2019.

Trong bối cảnh hiện tại, thỏa thuận Brexit vẫn chưa được các chính trị gia Anh phê chuẩn, tuy vậy, họ cũng không chấp nhận kịch bản Brexit không thỏa thuận. Hàng loạt những đề xuất Brexit thay thế cũng đều không nhận được sự ủng hộ đa số.

Vì vậy, số phận nước Anh hiện vẫn nằm phần lớn trong tay của những quốc gia láng giềng châu Âu và Anh sẽ phải đưa ra lời giải thích thỏa đáng trong trường hợp không có quốc gia nào đồng tình với yêu cầu gia hạn thêm thời gian cho Brexit trong hội nghị sắp tới.

Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà rất sẵn lòng cho Anh thêm thời gian, thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó đã khẳng định bà May phải đưa ra được “một kế hoạch đáng tin cậy” thì mới được gia hạn. Ông Macron cũng đã lặp lại nhiều lần rằng nếu Anh được gia hạn thêm thời gian thì phải đi kèm với những điều kiện thật cứng rắn.

“Theo tôi, lập trường này của ông Macron là lập trường được nhiều người ủng hộ”, Silvia Dall’Angelo, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Hermes Investment Management, trả lời với CNBC vào ngày thứ Ba (08/04).

“Brexit không thỏa thuận sẽ trở thành vấn đề chính của Anh nhưng nó đồng thời cũng sẽ lan tỏa ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực đồng Euro (Eurozone). Vào cuối hội nghị sắp tới, các nhà lãnh đạo EU, có cả ông Macron, sẽ chấp nhận gia hạn thêm cho Brexit nhưng dĩ nhiên sẽ kèm theo một vài điều kiện”, bà Dall’Angelo trả lời trên chương trình “Squawk Box Europe” của CNBC.

Trước đó, bà May đã tổ chức các cuộc đàm phán liên Đảng với lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn để cùng đưa ra một thỏa hiệp cho Brexit. Bà cũng có thể sử dụng những cuộc đàm phán trên như một cách để thuyết phục các lãnh đạo EU rằng bà đang cố gắng tìm lối thoát cho những bế tắc hiện tại của nền chính trị Anh, Mujtaba Rahman tại Eurasia Group cho biết.

“Bà May cần phải đạt được thỏa thuận với Đảng Lao động để thuyết phục 27 lãnh đạo còn lại của EU tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp sắp diễn ra vào ngày thứ Tư (10/04) rằng những cuộc đàm phán của hai Đảng đang có những tiến triển thật sự, để có thể được gia hạn thêm thời hạn Brexit qua thứ Sáu (12/04) tuần này”, ông Rahma cho biết trong một ghi chú ngày thứ Hai (08/04). “Đó là lý do tại sao những đồng minh của bà May loan tin rằng ‘thỏa thuận hải quan’ sẽ là kết quả của các cuộc đàm phán”.

Trong ngày thứ Ba (09/04), Bộ trưởng EU người Đức, Michael Roth cho biết “thật không may rằng những điều kiện mà các lãnh đạo EU đưa ra để gia hạn thêm thời gian Brexit đã không được đáp ứng” và nhấn mạnh các cuộc đàm phán của bà May với Đảng đối lập đã “bắt đầu quá muộn và vẫn chưa đưa ra được kết quả”, hãng Reuters đưa tin. Ông còn nói rằng không loại trừ khả năng sẽ xảy ra tình trạng Brexit không trật tự.

Nhưng Ngoại trưởng Ireland, Simon Coveney lại nói rằng ông rất hy vọng tại hội nghị thượng đỉnh EU, các quốc gia sẽ hợp tác với nhau để tránh kịch bản Brexit cứng, dựa theo thông tin của Reuters, nhưng ông còn cho rằng Brexit không thỏa thuận vẫn có khả năng xảy ra.

Ireland, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Anh và là nơi đang duy trì nền hòa bình mong manh giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, sẽ là quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất nếu Brexit cứng xảy ra.

Trân Võ (Theo CNBC)

Fili







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98