Đất đai đô thị: Nhiều vi phạm tập trung ở Hà Nội

27/05/2019 10:46
27-05-2019 10:46:00+07:00

Đất đai đô thị: Nhiều vi phạm tập trung ở Hà Nội

Kết quả giám sát cho thấy nhiều vi phạm liên quan đến chậm triển khai dự án, tình trạng xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng đã được phê duyệt diễn biến phức tạp...

Dự án 8B Lê Trực Hà Nội xây dựng sai giấy phép, tự ý tăng chiều cao các tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng tại ô HH1, HH2, HH3 và HH4 lô CC6 Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, điều chỉnh chỉ tiêu mật độ xây dựng từ 24,6% lên gần 40%...

Đất đai đô thị: Nhiều vi phạm tập trung ở Hà Nội
Dự án tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng tại ô HH1, HH2, HH3 và HH4 lô CC6 Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, điều chỉnh chỉ tiêu mật độ xây dựng từ 24,6% lên gần 40%,

Đó là một số điển hình về vi phạm được đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 chỉ ra sau giám sát.

Cả ngày 27/5 Quốc hội tiến hành giám sát tối cao chuyên đề nói trên.

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, xuất phát từ sự quan tâm của cử tri đối với thực trạng phát triển nhanh chóng của các đô thị thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nghị thành lập Đoàn giám sát về nội dung về đất đai đô thị.

Đoàn giám sát do Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển làm trưởng đoàn đã làm việc với Chính phủ, 7 bộ, ngành, 12 địa phương (trong đó có những nơi nóng nhất về đất đai như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng), nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam và khảo sát 40 dự án sử dụng đất tại đô thị.

Kết quả giám sát cho thấy nhiều vi phạm liên quan đến chậm triển khai dự án, tình trạng xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng đã được phê duyệt diễn biến phức tạp.

Điển hình được nêu tại báo cáo là dự án 8B Lê Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội có phần công trình cao tầng của dự án sai phạm so với giấy phép xây dựng (không xây dựng giật cấp để tăng diện tích sàn xây dựng; tự ý tăng chiều cao các tầng).

Báo cáo cũng nêu, một số khu vực như Đầm Bông, Đầm Sòi (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong quy hoạch xác định là đất cây xanh, tuy nhiên hiện tồn tại các khu dân cư. Việc giao đất thực hiện dự án Khu đô thị Tràng Cát tại Quận Hải An, thành phố Hải Phòng chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất (trên bản đồ quy hoạch sử dụng vẫn là đất nông nghiệp trong khi đó mục đích sử dụng đất của dự án là phi nông nghiệp)... Nhiều dự án đô thị triển khai chậm tiến độ, một số nhà đầu tư có biểu hiện giữ đất, trì hoãn bằng cách xin điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư để chờ khi có điều kiện mới thực hiện hoặc chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác.

Như dự án xây dựng trường mầm non Vạn Xuân (Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội), dự án Phòng khám đa khoa và khu chăm sóc sức khỏe người già tại lô đất CC1.III.11.4 thuộc khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hà Nội), dự án Khu tổ hợp dịch vụ văn phòng bán đảo Linh Đàm tại lô CC2 (mảnh A) tại Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm (Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Vấn đề nữa được chỉ ra sau giám sát là việc điều chỉnh quy hoạch diễn ra khá phổ biến, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương cả nước có 1.390 dự án có quy hoạch điều chỉnh từ 1 - 6 lần. Quy hoạch được điều chỉnh thường có xu hướng tăng tầng cao, số tầng, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất; giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng làm gia tăng chênh lệch địa tô, tăng mật độ xây dựng, quy mô dân số và thường diễn ra tại các tỉnh, thành phố lớn, có sức hấp dẫn và thu hút đầu tư cao.

Đáng chú ý là có dự án được điều chỉnh tới hơn 5 lần, việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện theo đề xuất của nhà đầu tư đã làm thay đổi lớn so với quy hoạch ban đầu, gây hệ lụy lớn về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội trong khu vực, ảnh hưởng đến lợi ích người dân như một số dự án của  thành phố Hà Nội.

Điển hình tại Thủ đô là dự án tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng tại ô HH1, HH2, HH3 và HH4 lô CC6 Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, điều chỉnh chỉ tiêu mật độ xây dựng từ 24,6% lên gần 40%, tầng cao trung bình từ 20,33 tầng lên tối đa 40 tầng.

Báo cáo giám sát cũng chỉ rõ, việc xây dựng công trình cao tầng có xu hướng co cụm tập trung vào khu vực trung tâm các đô thị như tại thành phố Hà Nội, tỷ trọng công trình cao tầng trong khu vực nội đô lên tới 80%.

"Việc điều chỉnh cơ cấu diện tích căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mặc dù góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và nhu cầu nhà ở cho người dân song lại dẫn đến gia tăng số căn hộ tại các dự án, gián tiếp làm gia tăng dân số, gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực", đoàn giám sát đánh giá. 

Hà Vũ

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm 1 khu công nghiệp về tay đại gia Lê Văn Kiểm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1005/QĐ-TTg ngày 19/09/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bàu...

DIG muốn đầu tư 1.7 ngàn tỷ xây gần 1.5 ngàn căn nhà ở xã hội

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) cho biết đang tiến hành lập kế hoạch triển khai dự án nhà ở xã hội tại các khu đô thị ở Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hậu...

Nhà phát triển bất động sản Nhật 50 năm tuổi làm căn hộ tại Việt Nam có gì đáng chú ý?

Thừa kế kinh nghiệm hơn 50 năm phát triển bất động sản tại Nhật Bản, thông qua bắt tay với doanh nghiệp Việt, Cosmos Initia đang kỳ vọng dự án đầu tay sẽ giúp Công...

Chuyển gần 142ha đất trồng lúa để làm khu đô thị hơn 72 ngàn tỷ tại Biên Hòa

Dự án khu đô thị Hiệp Hòa có quy mô sử dụng đất khoảng 293ha, dân số 31.6 ngàn người, tổng mức đầu tư hơn 72.2 ngàn tỷ đồng.

Geleximco Hưng Phú làm chủ đầu tư khu công nghiệp 2 ngàn tỷ tại Thái Bình

CTCP Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú vừa được chấp thuận làm nhà đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình.

Hết lo đất ở, nay đến lo đất nghĩa trang

Trong những năm gần đây, giá bất động sản leo thang, hiện tượng đầu cơ và đấu giá đất không chỉ gây áp lực lên nhu cầu đất ở mà còn đẩy cao sự khan hiếm đất cho mục...

Tổng giám đốc Kingland chiếm đoạt tiền của hơn 100 khách hàng bằng dự án ‘ma’

Không được cơ quan chức năng chấp thuận thực hiện dự án, nhưng Tổng giám đốc Kingland vẫn thực hiện dự án “ma”, chiếm đoạt tiền của 144 khách hàng.

Bài toán nhà ở xã hội: nguồn lực, nguồn cung và nguồn cầu

Khiến nhà ở trở nên vừa túi tiền của người dân là một vấn đề trên toàn cầu. Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy sự đa dạng trong các giải pháp và cách tiếp cận...

Xuất hiện căn hộ Nhật Bản đa phong cách, giá chỉ hơn 1 tỷ đồng tại Bình Dương

Trong bối cảnh thị trường bất động sản phải trải qua hơn 2 năm chững lại và đối diện nhiều thách thức, thì nhà ở vừa túi tiền đã trở thành phân khúc thu hút sự quan...

Aqua City vay MB 1,100 tỷ đồng cho giai đoạn 2, NVL khớp lệnh khủng

Ngày 10/09, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) cùng Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và các nhà thầu CTCP Đầu tư Tesla (Tesla), CTCP Green Mark...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98