Dự án nghìn tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, đâu là lối thoát?

28/03/2025 10:25
28-03-2025 10:25:59+07:00

Dự án nghìn tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, đâu là lối thoát?

Hàng loạt dự án trong đó có những đại dự án với vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng 'đắp chiếu' nhiều năm không đơn thuần là việc chậm tiến độ, mà còn đặt ra vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn, quản trị tài sản và trách nhiệm của các bên liên quan.

Lời toà soạn:

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thống nhất đưa 4 vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo là dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem); dự án Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; dự án xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại), thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.

Đây đều là các công trình kéo dài nhiều năm, chưa hoàn thành/chỉ hoàn thành một phần nhỏ và có dấu hiệu lãng phí nghiêm trọng. VietNamNet điểm lại quá trình đầu tư các dự án này.

Tổn thất khó đong đếm

Chia sẻ với PV.VietNamNet, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm nêu một thực tế có rất nhiều dự án trên cả nước dở dang, bỏ hoang gây lãng phí như các dự án ở Hà Nội, khu đất 8-12 Lê Duẩn, 2-4-6 Hai Bà Trưng (TPHCM) hay ở Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).

“Có thể nhìn thấy rõ là sự lãng phí tài chính. Hàng nghìn tỷ đồng bị chôn vùi trong dự án chưa hoàn thành đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội tái đầu tư vào những lĩnh vực cấp thiết hơn. Không chỉ dừng lại ở khoản tiền đầu tư ban đầu, mà chi phí cơ hội cũng là một tổn thất khó đong đếm”, ông Tú nói.

Bên cạnh đó, một số dự án bỏ hoang nằm ở vị trí đắc địa tại Hà Nội cho thấy việc sử dụng đất kém hiệu quả. Các khu vực này lẽ ra có thể tạo ra giá trị kinh tế khổng lồ nếu được khai thác đúng cách. Nhưng thay vì phát huy tiềm năng thì nhiều khu đất lại trở thành một công trình bỏ hoang, xuống cấp theo thời gian.

Ngoài ra, vị này cũng nhìn nhận, những dự án kéo dài như thế này làm dấy lên lo ngại về năng lực quản trị của chủ đầu tư, sự minh bạch trong triển khai và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan.

“Những hệ quả trên không chỉ ảnh hưởng đến bản thân dự án mà còn tác động đến lòng tin của công chúng đối với các doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý vốn và tài sản công”, luật sư Trương Anh Tú đánh giá.

Dự án của Vicem bỏ hoang nhiều năm và đang tái khởi động. Ảnh: Thạch Thảo

Theo ông Tú, một trong những nguy cơ lớn nhất khi xử lý các dự án đình trệ là việc thoái vốn hoặc chuyển nhượng không minh bạch. Trong nhiều vụ việc trước đây, tài sản công đã bị thâu tóm với giá thấp hơn thực tế thông qua các giao dịch thiếu cạnh tranh, dẫn đến thất thoát lớn cho nhà nước.

Luật sư chỉ rõ các nguyên tắc quan trọng để tránh sai lầm từ định giá minh bạch, đấu giá công khai đến việc rà soát tránh nhiệm.

“Nguyên tắc định giá minh bạch, nếu quyết định thoái vốn, cần có sự tham gia của các đơn vị thẩm định độc lập, đảm bảo giá trị tài sản được xác định chính xác theo giá thị trường. Còn việc đấu giá công khai phải đảm bảo việc chuyển nhượng dự án được thực hiện qua đấu giá công khai, có sự giám sát của các cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng lợi ích nhóm”, ông Tú phân tích,.

Vị luật sư này khẳng định: Nếu không kiểm soát chặt chẽ quá trình thoái vốn, doanh nghiệp nhà nước dễ rơi vào vòng xoáy tranh chấp pháp lý và rủi ro thất thoát tài sản.

Không chỉ là tìm ra cách xử lý một dự án đơn lẻ

Đánh giá từ cơ sở pháp lý và thực tế, theo luật sư Trương Anh Tú, có ba hướng tiếp cận khả thi để giải quyết tình trạng của các dự án dở dang mà vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý và tài chính.

Thứ nhất là tiếp tục triển khai với đối tác chiến lược. Nếu dự án vẫn có tiềm năng, chủ đầu tư có thể hợp tác với một nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm để hoàn thiện công trình. Đây là phương án ít rủi ro nhất và vẫn có thể mang lại lợi ích cho các bên.

Hướng thứ hai là thoái vốn có kiểm soát. Tức là trong trường hợp chủ đầu tư muốn rút lui, cần tổ chức đấu giá công khai, đảm bảo tài sản được định giá sát với giá trị thực tế, tránh việc bán rẻ cho các nhóm lợi ích.

Một phương án khác là cải tạo công năng. Theo đó, nếu phương án tiếp tục phát triển không khả thi, có thể cân nhắc chuyển đổi mục đích sử dụng để khai thác hiệu quả hơn, thay vì để công trình tiếp tục xuống cấp.

“Dù lựa chọn phương án nào, điều quan trọng là phải có chiến lược rõ ràng và quyết tâm thực hiện, tránh tình trạng kéo dài thêm nhiều năm mà không có giải pháp cụ thể. Vấn đề cốt lõi không chỉ là tìm ra cách xử lý một dự án đơn lẻ, mà còn là thiết lập một cơ chế quản lý minh bạch, chặt chẽ hơn đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước”, luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Hồng Khanh

VietNamNet

- 05:30 28/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an

Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Hữu nghị Việt Đức, theo đó sai phạm phát hiện...

Hải Phòng đề xuất bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

TP Hải Phòng đề xuất được bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công cho người dân thu về khoảng 4.500 tỷ đồng để tái đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, giáo dục...

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư chung cư tại Thủ Đức: Cân nhắc giữa dòng tiền và tiềm năng tăng giá

Dựa trên dữ liệu từ 26 dự án tại TP. Thủ Đức (khu vực quận Thủ Đức cũ), bài viết phân tích tỷ suất lợi nhuận cho thuê và khả năng gia tăng giá trị của các dự án...

Thực hư hơn 300 căn hộ tại TPHCM bị nứt tường nghi do rung chấn động đất

Hàng trăm căn hộ tại một chung cư ở TPHCM đã xuất hiện các vết nứt tường, nền gạch bị bong tróc. Nhiều cư dân cho rằng nguyên nhân do rung chấn động đất từ Myanmar.

The Gió Riverside được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất

Đại diện Tập đoàn BĐS An Gia (AGG) cho biết, dự án The Gió Riverside đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận quyền sử...

Dự án kêu gọi đầu tư 22-28/03: Loạt dự án nhà ở xã hội ngàn tỷ ở Đồng Nai, Vũng Tàu

Trong tuần 22-28/03/2025, Đồng Nai công bố mời thầu 6 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và huyện Trảng Bom; Vũng Tàu cũng mời đầu tư 1...

Chủ tịch TP HCM: 'Sẽ mở rộng nhóm mua nhà giá rẻ'

Quỹ nhà giá rẻ của thành phố sẽ mở rộng ra thanh niên, công nhân… phục vụ nhóm thu nhập trung bình, không giới hạn như nhà ở xã hội, theo Chủ tịch UBND TP HCM...

Hà Nội đề nghị kiểm toán 12 dự án bất động sản

Năm 2025, Kiểm toán Nhà nước khu vực I sẽ kiểm toán 12 dự án trên địa bàn 5 quận, huyện gồm: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm. Đây là những địa bàn...

Hà Nội cho phép Bitexco tiếp tục làm dự án tỷ USD

UBND TP Hà Nội chấp thuận để CTCP Bitexco tiếp tục triển khai phần còn lại tại dự án khu đô thị Nam đường Vành đai 3, tên thương mại The Manor Central Park.

Quảng Nam tiếp tục gia hạn cho dự án BĐS làm 12 năm chưa xong

Sau nhiều lần gia hạn nhưng chưa hoàn thành, tỉnh Quảng Nam tiếp tục gia hạn cho dự án Trung Kỳ Viêm Đông thêm 24 tháng.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


Hotline: 0908 16 98 98