Lệnh cấm của ARM nghiêm trọng với Huawei hơn Google

23/05/2019 20:53
23-05-2019 20:53:55+07:00

Lệnh cấm của ARM nghiêm trọng với Huawei hơn Google

Huawei có thể sử dụng hệ điều hành khác cho smartphone nếu không dùng Android của Google, nhưng thiết bị của họ không thể hoạt động nếu thiếu ARM.

Sau khi bị Google ngừng cấp phép Android, làn sóng quay lưng của các công ty công nghệ đối với Huawei diễn ra mạnh mẽ. Có thể kể đến Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và mới nhất là ARM. Trong số này, Androidauthority cho rằng, việc ARM ngừng hợp tác là "cú đánh" đau nhất đối với hãng điện thoại Trung Quốc.

Chip Kirin trên smartphone Huawei đang sử dụng kiến trúc ARM. Ảnh: Engadget

Mất đi một 'cánh tay'

ARM là viết tắt của Advanced RISC Machine, là một kiến trúc dạng RISC cho chip xử lý máy tính và sau này là chip di động. RISC thường yêu cầu ít bóng bán dẫn hơn các bộ xử lý có kiến trúc điện toán tập lệnh phức tạp (CISC), chẳng hạn x86 đang có mặt trên hầu hết máy tính cá nhân. Công nghệ này được đánh giá là tiêu thụ điện năng thấp, tản nhiệt tốt và chi phí rẻ hơn.

ARM được ví von là cánh tay đắc lực của những nhà sản xuất điện thoại (trong tiếng Anh, "arm" có nghĩa là "cánh tay"). Nó cũng được xem là "mạch máu" trong thiết bị di động, chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động của đại đa số smartphone hiện nay trên thị trường. Các tập lệnh và kiến trúc mà ARM tạo ra đều có trên hầu hết smartphone.

Bên cạnh đó, ARM còn chịu trách nhiệm thiết kế CPU và GPU được sử dụng trong phần lớn điện thoại trên toàn thế giới. Ngoại trừ Apple, hầu như mọi nhà sản xuất chip di động đều dùng bản quyền của ARM cho sản phẩm của họ, kể cả Qualcomm, MediaTek, Samsung và tất nhiên là cả Huawei. Có thể nói, bất kỳ smartphone nào tồn tại trên thị trường đều có một phần công nghệ của ARM.

Huawei có tùy chọn nào khác?

Theo BBC, Huawei vẫn sẽ sử dụng kiến trúc ARM cho chip họ sản xuất, chẳng hạn Kirin 710 tầm trung hay Kirin 980 cao cấp. Bên cạnh đó, những sản phẩm đã phát triển xong như Kirin 985 cũng nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng.

Huawei khó có tùy chọn nào khác ngoài ARM. Ảnh: The Times

Khi Google ngừng cấp phép Android, Huawei có thể tự phát triển hệ điều hành riêng, hoặc dùng phiên bản mã nguồn mở (AOSP) để thay thế. Việc phát triển ứng dụng riêng có chức năng tương tự Gmail, Chrome, YouTube... dù khó thành công nhưng vẫn làm được. Tuy vậy, khi ARM rút giấy phép, công ty Trung Quốc khó có khả năng tự thiết kế chip cho mình.

Có hai trường hợp xảy ra: mua chip từ các hãng khác như Samsung (Exynos) hoặc MediaTek, hoặc tự tạo cấu trúc CPU và GPU mới. Với trường hợp đầu tiên, khả năng cao ARM sẽ can thiệp mạnh mẽ đối với đối tác bán chip cho Huawei. Với trường hợp thứ hai, doanh nghiệp Trung Quốc có thể mất vài năm phát triển bởi việc nghiên cứu và sản xuất một chip xử lý trên kiến trúc mới cần rất nhiều thời gian, trừ khi hãng đã chuẩn bị những năm trước đó.

Ngoài ra, Huawei có thể mua bản quyền kiến trúc x86 của Intel. Tuy vậy, điều này rất khó xảy ra khi họ đã ngừng sản xuất chip di động, cũng như tuyên bố "nghỉ chơi" với công ty Trung Quốc.

Như vậy, việc ARM ngừng hợp tác được xem là "đòn đau" đối với Huawei hơn cả Google. Bởi, sau động thái này hãng điện tử Trung Quốc khó có thể tạo ra một chiếc điện thoại hoàn chỉnh.

Kiến trúc ARM được phát triển bởi ARM Holdings - hãng thiết kế chip xử lý có trụ sở ở nước Anh và thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank (Nhật Bản). ARM Holdings thành lập bởi Hermann Hauser vào năm 1990.

Không giống như các tập đoàn sản xuất chip xử lý khác như AMD, Intel, Motorola hay Hitachi, ARM chỉ thiết kế và bán chúng thay vì tạo ra vi mạch CPU, GPU hoàn chỉnh. Hiện kiến trúc ARM được rất nhiều công ty bán dẫn trên toàn thế giới mua bản quyền. Huawei cũng dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin. 

Bảo Lâm

VNEXPRESS







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Nền kinh tế bạc” của Trung Quốc đang ăn nên làm ra

Suốt hơn một thập niên, Li Dongmei, 36 tuổi, đã điều hành một loạt trường mẫu giáo và trường học dành cho trẻ em, bất chấp thực tế là tỷ lệ sinh đang giảm ở Trung...

Mỹ đón tin vui về kinh tế, nỗi lo suy thoái lắng xuống

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5, cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh dù hoạt động tuyển dụng đã chậm lại. Thông...

Trung Quốc bất ngờ giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn, đi ngược lại với kỳ vọng của thị trường và các chuyên gia kinh tế.

Nhật Bản kỳ vọng đạt thỏa thuận với Trung Quốc về lệnh cấm nhập khẩu hải sản

Theo các nguồn tin từ giới ngoại giao được truyền thông Nhật Bản tiết lộ, Tokyo và Bắc Kinh có thể sắp đạt được bước đột phá quan trọng về lệnh cấm nhập khẩu hải...

NHTW Anh tạm dừng cắt giảm lãi suất

Vào ngày 19/09, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tuyên bố sẽ giữ nguyên lãi suất, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chọn cắt giảm lãi suất mạnh một ngày...

ASEAN và Trung Quốc: Không phải cuộc chơi phân định thắng thua

ASEAN thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhờ cơ hội tăng trưởng và nhóm doanh nghiệp này đang đi trước các doanh nghiệp khác trên thế giới trong tiếp xúc...

Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Anh có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lạm phát tháng Tám tại Anh duy trì ở mức 2,2%, tăng ít hơn mức dự báo 2,4%.

Indonesia bất ngờ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 3 năm

Thống đốc Ngân hàng Indonesia khẳng định quyết định cắt giảm này phù hợp với dự đoán của ngân hàng rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2024 và 2025.

Chủ tịch Fed lý giải gì về đợt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản?

Trong một bước ngoặt đáng chú ý của chính sách tiền tệ Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã báo hiệu một sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp...

Fed giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, phát tín hiệu giảm thêm 200 điểm cho tới năm 2026

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19. Họ quyết định khởi đầu quyết liệt với mức giảm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98