Mỹ vẫn chưa gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ

29/05/2019 06:51
29-05-2019 06:51:31+07:00

Mỹ vẫn chưa gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ

Chính quyền Mỹ một lần nữa chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc trong ngày thứ Ba (28/05), một quyết định khiến một trong những lời hứa của Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa được thực hiện, nhưng lại tránh leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bộ Tài chính Mỹ đã gửi báo cáo ngoại hối bán niên tới Quốc hội Mỹ, mở rộng danh sách cần phải kiểm tra về thao túng tiền tệ từ 12 lên 21 quốc gia. Năm quốc gia – Ireland, Italy, Việt Nam, Singapore và Malaysia – đã gia nhập với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức trong danh sách theo dõi về hành vi thao túng tiền tệ, trong khi Ấn Độ và Thụy Sỹ được loại bỏ ra khỏi danh sách.

Báo cáo này lẽ ra được công bố vào giữa tháng 4/2019 nhưng lại bị trì hoãn do có sự thay đổi trong các tiêu chí sử dụng để đánh giá các quốc gia, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ nói với các phóng viên trong ngày thứ Ba (28/05).

Việc bị gắn nhãn thao túng tiền tệ không đi kèm với một hình phạt tức thời nhưng có thể làm chao đảo các thị trường tài chính. Trong tuần trước, Mỹ cho biết chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam.

Công cụ của ông Trump

Chính sách tỷ giá trở thành công cụ mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nỗ lực viết lại các quy tắc thương mại toàn cầu mà ông cho là đang gây tổn thương tới doanh nghiệp và người tiêu dùng của nước Mỹ. Ông đặt chính sách tỷ giá trở thành một phần quan trọng trong thỏa thuận với Mexico, Canada và Hàn Quốc và có thể là một phận của thỏa thuận với Trung Quốc nếu hai bên tiến tới thỏa thuận.

Trong ngày thứ Năm (23/05), Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đang đề xuất quy tắc mới để áp thuế chống trợ cấp lên hàng hóa từ các quốc gia phá giá đồng tiền so với USD – một động thái khác có thể áp thuế quan cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc.

Theo quy tắc mới, hàng hóa từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức và Thụy Sỹ có nguy cơ bị áp thuế cao hơn.

Những quốc gia này, cùng với Trung Quốc, đều nằm trong “danh sách giám sát” về tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ – theo dõi những trường hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ, thặng dư tài khoản vãng lai cao và thặng dư thương mại song phương cao.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin lắng nghe Tổng thống Mỹ Donald Trump [hát biểu trong một cuộc hop báo

Minh bạch hơn

“Bộ Tài chính Mỹ xem xét một cách nghiêm túc tới bất kỳ hành vi tỷ giá không công bằng và đang mở rộng danh sách theo dõi để khiến chính sách tỷ giá trở nên công bằng hơn và minh bạch hơn”, ông cho biết trong một tuyên bố.

Mỹ chưa từng gắn nhãn thao túng tiền tệ lên một đối tác thương mại lớn từ năm 1994.

Các quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai tương đương 2% GDP giờ được liệt vào danh sách theo dõi, giảm từ mức 3%. Các ngưỡng tiêu chí khác bao gồm can thiệp liên tục vào thị trường tiền tệ của một quốc gia và thặng dư thương mại với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD.

Khi còn là ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong năm 2016, ông Trump thường nói rằng ông sẽ gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc vào ngày đầu tiên nhậm chức. Cho tới nay, các tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ vẫn chưa cho phép điều đó xảy ra.

Các quốc gia đạt 2 trong 3 tiêu chí sẽ được đặt vào danh sách theo dõi. Trung Quốc chỉ đạt 1 trong 3 tiêu chí, nhưng Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ vẫn trong danh sách theo dõi vì có thặng dư thương mại quá lớn với Mỹ.

Việc Trung Quốc chưa bị gắn nhãn thao túng tiền tệ cho thấy hai bên đang tiếp tục trao đổi, Shinsuke Kajita, Trưởng bộ phận chiến lược tại Resona Holdings, nhận định. “Điều này không có nghĩa là thị trường nên lạc quan về khả năng tiến tới thỏa thuận”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98