Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải chuyển các cam kết thành văn bản thỏa thuận thương mại

09/05/2019 16:54
09-05-2019 16:54:36+07:00

Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải chuyển các cam kết thành văn bản thỏa thuận thương mại

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đối mặt với nguy cơ đổ vỡ vì một vấn đề quan trọng: Washington yêu cầu mọi cam kết mà Bắc Kinh đã nhất trí về mặt nguyên tắc phải được viết trong văn bản thỏa thuận thương mại cuối cùng, theo lời của một cố vấn chính sách Chính phủ Trung Quốc.

Shi Yinhong, Cố vấn của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc và là Giảng viên tại Đại học Nhân dân, cho biết Mỹ đã thúc giục Trung Quốc thực hiện thay đổi đối với các vấn đề cấu trúc, chẳng hạn như trợ cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước – những thay đổi mà Bắc Kinh cảm thấy khó mà chấp nhận, nhưng sẽ không bác bỏ hoàn toàn.

Đại diện Thương mại Mỹ Robet Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (từ trái qua phải)

“Trung Quốc muốn đưa ra một số nhượng bộ nhỏ hơn, hy vọng Mỹ sẽ chấp nhận điều đó”, Shi cho biết. “Nhưng ông Trump sẽ chẳng cho phép điều đó diễn ra. Mỹ yêu cầu mọi vấn đề mà Trung Quốc đã đồng ý về nguyên tắc phải được bao gồm trong thỏa thuận thương mại và Trung Quốc không đồng tình với chuyện đó”.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%, Bắc Kinh khăng khăng cho rằng họ sẽ không nhượng bộ thêm, trong đó hãng thông tấn Chính phủ cho biết Trung Quốc phải tuân thủ theo điều quan trọng nhất đối với họ trước vòng đàm phán thương mại kế tiếp – dự kiến diễn ra trong ngày thứ Năm (09/05).

Một Giáo sư tại Học viện Khoa học Trung Quốc và cũng là Cố vấn cấp cao cho giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết một số yêu cầu của Mỹ, nhất là yêu cầu về việc bỏ trợ cấp cho các ngành công nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước, đã hủy hoại mô hình phát triển của Trung Quốc.

“Điều này có nghĩa Trung Quốc phải từ bỏ mô hình phát triển của họ… và điều đó sẽ là tự sát”, ông nói. “Xét tới ưu và nhược điểm, Trung Quốc thà chấp nhận việc Mỹ nâng thuế lên 25%. Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình phát triển chỉ để tiến tới một thỏa thuận. Trung Quốc có thể gánh chịu hậu quả của việc đó và sẵn sàng tâm lý cho thất bại”.

Các chuyên viên phân tích cho biết một vấn đề khó giải quyết là cách thức Mỹ và Trung Quốc hiểu và thi hành luật pháp. Mỹ được cho là đã đòi hỏi một thỏa thuận thương mại, trong đó đưa ra những điều luật và quy định mà Bắc Kinh phải điều chỉnh.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, những người thân cận với cuộc đàm phán cho biết Mỹ xem việc điều chỉnh luật là điều then chốt để đảm bảo Trung Quốc sẽ thực hiện các lời hứa thay đổi về cấu trúc, nhưng Bắc Kinh đã phản đối đề xuất đó.

Austin Lowe, Chuyên viên phân tích ở Washington và là người đã viết về luật đầu tư nước ngoài mới của Trung Quốc, cho biết khác biệt giữa hai hệ thống pháp lý và hiến pháp của Mỹ và Trung Quốc khiến hai bên khó mà tiến tới sự đồng thuận về các vấn đề như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc.

“Trên thực tế, luật Trung Quốc thường mơ hồ hơn đạo luật ở Mỹ”, Lowe cho hay.

Mặc dù Quốc hội Mỹ có quyền định hình và thông qua bất kỳ thỏa thuận thương mại nào do Tổng thống Mỹ đàm phán, nhưng Quốc hội Trung Quốc lại đóng vai trò như “con dấu cao su” (rubber stamp) cho các quyết định của giới lãnh đạo.

Lowe cho biết điều này có nghĩa là nếu Mỹ muốn Trung Quốc thay đổi về luật để đảm bảo họ thực thi các lời cam kết, thì nhiều khả năng họ sẽ thất vọng.

Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu trong tháng 7/2018, Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách cải thiện luật về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Trong tháng 3/2019, Trung Quốc đẩy nhanh việc thông qua luật đầu tư nước ngoài mới được thiết kế để bảo vệ tốt hơn cho các công ty nước ngoài.

Luật mới cấm chuyển giao công nghệ bắt buộc bằng các phương tiện hành chính và cho phép áp dụng biện pháp hình sự đối với những quan chức vi phạm luật.

Tuy nhiên, luật mới còn quá mơ hồ về nhiều vấn đề vì sự thiếu tin tưởng về việc Trung Quốc sẽ triển khai luật mới nghiêm túc như thế nào, Matthew Murphy của MMLC – công ty luật chuyên về vấn đề sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc – cho biết.

“Chúng tôi cảm thấy rằng vấn đề khó giải quyết về sở hữu trí tuệ phải là việc triển khai luật liên quan tới sở hữu trí tuệ của Trung Quốc và cơ chế giám sát triển khai thỏa thuận”, ông Murphy cho hay.

Cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều tăng cường các giới hạn đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các công nghệ tân tiến – một động thái đáp trả trực tiếp trước các hành vi của Trung Quốc về việc chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và đổi mới.

Amy Celico, người đứng đầu khu vực Trung Quốc của Albright Stonebridge Group và từng là giám đốc cấp cao về các vấn đề Trung Quốc tại Văn phòng Đai diện Thương mại Mỹ, cho biết tham vọng trở thành cường quốc công nghệ tân tiến trên toàn cầu dần trở thành mối lo ngại đối với một số thành viên trong chính quyền và Quốc hội Mỹ.

Celico – người từng phụ trách giải quyết các lời phàn nàn về sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush – cho biết mặc dù bà không ủng hộ triển khai hàng rào thuế quan, nhưng chiến thuật này cho tới nay vẫn có hiệu quả trong việc khiến Trung Quốc thừa nhận và bàn luận công khai về các vấn đề sở hữu trí tuệ với các đối tác thương mại.

“Những vấn đề này thậm chí còn không được Chính phủ Trung Quốc thừa nhận đầy đủ trong quá khứ”, Celico cho hay. “Tôi thực sự nghĩ rằng chính quyền Trump đang rất cứng rắn đối với Trung Quốc về những vấn đề này và chiến thuật áp thuế đang mang Trung Quốc trở về bàn đàm phán. Chúng tôi đang chờ đợi kết quả từ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung”.

Vũ Hạo (Theo SMCP)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98