Ngoài đất hiếm, Trung Quốc còn gì để “đấu” với Mỹ?

31/05/2019 09:53
31-05-2019 09:53:04+07:00

Ngoài đất hiếm, Trung Quốc còn gì để “đấu” với Mỹ?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra hết sức căng thẳng. Nhìn chung, Trung Quốc đã tìm ra được những cách tinh tế để đánh bại Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến thương mại do ông Trump khơi mào, đồng thời bản thân Mỹ cũng bị thiệt hại về mặt kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa dùng hết những “vũ khí” của họ.

Ngoài đất hiếm, dưới đây là hai điều mà nước này có thể làm để gây ra “nỗi đau” tối đa cho Mỹ.

 

“Địa ngục” thủ tục, giấy phép

Bước đi có thể xảy ra tiếp theo sẽ là một “phần mở rộng” của các thủ tục hành chính quan liêu hiện tại. Trung Quốc thường xuyên thay đổi việc cấp phép, các luật đặc biệt và những yêu cầu chính thức khác để cản bước các công ty thuộc sở hữu nước ngoài, trong khi dành nhiều tự do hơn cho những đối thủ cạnh tranh trong nước.

Hiện, có bằng chứng cho thấy Trung Quốc bắt đầu tăng các biện pháp để cản trở những công ty Mỹ, nhằm tạo áp lực lên chính quyền của ông Trump. Theo một cuộc khảo sát chung của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc và Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải trong khoảng thời gian từ ngày 29/08/2018 đến 05/09/2018, hơn 52% doanh nghiệp đã báo cáo về sự gia tăng của các biện pháp như thế. Họ cảm nhận rằng các hoạt động đó là hình thức gây áp lực từ Trung Quốc đối với cuộc tranh chấp thương mại đang diễn ra. Khoảng 27.1% đã bị thanh tra nhiều hơn, 23.1% trải qua thủ tục thông quan chậm hơn và 19.2% cho biết phải chịu những rắc rối khác do bị tăng giám sát.

John Scannapieco, chủ tịch nhóm kinh doanh toàn cầu tại công ty luật Baker Donelson, cho biết: “Họ có thể trì hoãn những điều đó đến mức có thể khiến bạn mất tiền nghiêm trọng”. Các lô hàng hải quan, như hàng dễ hỏng, có thể bị giữ lại đến khi chúng mất giá trị hoặc bị từ chối hoàn toàn. Một công ty có thể bị buộc phải ngừng hoạt động đến khi một số rào cản pháp lý được xóa bỏ, gây tốn kém.

Bán trái phiếu của Mỹ

Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Số tiền mà họ hiện nắm giữ là 1120.5 ngàn tỷ USD, chiếm 27.5% trong tổng số nợ của Mỹ do nước ngoài nắm giữ, hoặc 5.1% trong tổng số 22 ngàn tỷ USD nợ của Mỹ. “Nếu họ bán một số trong đó, thì nền kinh tế Mỹ có thể bị tác động xấu. Hành động này có thể ảnh hưởng đến giá trị của trái phiếu Mỹ và đồng USD, khiến Mỹ khó huy động được tiền dễ dàng như bây giờ”, Amit Batabyal, giáo sư kinh tế tại Học viện Công nghệ Rochester nói.

“Tôi không nghĩ rằng họ sẽ làm điều đó với số lượng lớn. Nếu họ bán hết số nợ rất lớn của Mỹ, và nếu xét đến chuyện nền kinh tế toàn cầu đang liên hệ chặt chẽ với nhau, thì không ai biết điều gì sẽ xảy ra và việc đó có thể làm tổn thương họ (vì giá trị của phần còn lại mà họ nắm giữ cũng có thể giảm xuống)”, Batabyal nói.

Tuy nhiên, vào giữa tháng Năm, có tin cho là Trung Quốc đã bán hết 20.5 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, con số lớn nhất kể từ cuối năm 2016, năm mà chiến tranh thương mại bắt đầu. Mặc dù các chuyên gia nhìn chung đồng ý rằng Trung Quốc không có khả năng biến khoản nợ họ đang sở hữu thành “vũ khí”, nhưng đây là một sự phát triển đáng lo ngại.

Như vậy, ngoài vũ khí đất hiếm, Trung Quốc vẫn còn hai “vũ khí” quan trọng để đấu với Mỹ. Bất kỳ cái nào trong số này cũng đều có thể gây đau đớn cho Trung Quốc, do bị mất đi ngành công nghiệp được Mỹ hỗ trợ, giá trị đầu tư hoặc thị trường xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, những gì có thể được coi là không thể tưởng tượng nổi có thể trở thành hiện thực khi cuộc chiến thương mại kéo dài.

Nhã Thanh (Theo Fortune)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98