Việt Nam nên làm gì trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể xảy ra?

16/05/2019 16:09
16-05-2019 16:09:48+07:00

Việt Nam nên làm gì trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể xảy ra?

“Chúng ta sống sót được hay không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN và sự ổn định của NHTM”. Đây là chia sẻ của TS. Lê Xuân Nghĩa – Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tại Hội thảo quốc gia “Cải cách hành chính ngành Ngân hàng: Doanh nghiệp và người dân thuận lợi trong giao dịch ngân hàng” diễn ra tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM sáng ngày 16/05/2019.

TS. Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

TS. Lê Xuân Nghĩa chia sẻ các dự báo cho biết khủng hoảng tài chính toàn cầu là không thể tránh khỏi. Kinh tế thực và kinh tế ảo đang cách xa nhau rất nhiều và khoảng cách đang ngày càng xa nhau.

Trong 125 năm, chỉ số Dow Jones có 8 lần biến động trên 1,000 điểm, thì riêng năm 2018 là 5 lần. Yếu tố nữa là đường cong lãi suất đi xuống. Điều này cho thấy các nhà đầu tư dài hạn đang rất mong manh, các nhà đầu tư dài hạn đang tái cấu trúc chuyển sang ngắn hạn.

Từ năm 2004 cho phép hoạt động thị trường phái sinh và nhanh chóng tăng trưởng, phái sinh lãi suất tăng trưởng 70%/năm, phái sinh tỷ giá tăng trưởng 56%/năm và phái sinh chứng khoán 70%/năm.

Vấn đề thứ ba là phá giá tiền tệ giữa các nước để cạnh tranh nhau. Nếu Mỹ từ bỏ vai trò giám sát thị trường tài chính toàn cầu thì thị trường tài chính sẽ gặp rủi ro rất lớn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra những mối lo ngại vô cùng lớn. Hôm 15/05/2019 vừa qua, Trung Quốc đã phá giá tiền tệ nhằm giảm bớt tác động của thuế. Trung Quốc làm vậy có thể ảnh hưởng đến chiến tranh tiền tệ toàn cầu.

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam nên làm gì?

Chúng ta sống sót được hay không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và sự ổn định của NHTM. Trong bối cảnh quốc tế và tình hình tài chính thế giới như vậy, nếu chính sách tiền tệ và các NHTM vững thì sẽ sống sót, nếu không thì sẽ rất khó khăn.

Về chính sách, TS. Lê Xuân Nghĩa đề nghị phải lấy tính ổn định làm trọng để ứng phó với bất ổn hiện nay. Từ đó, lựa chọn những gì chúng ta cần. Để làm nền tảng cho sự ổn định, việc quan trọng nhất là phải kiểm soát được cở sở tiền tệ, từ đó kiểm soát được lãi suất và tỷ giá hối đoái.

Đây là thời điểm vô cùng quan trọng của các NHTM. Hiện tại các NHTM đã quay trở lại thời kỳ khả quan, ROE 11% toàn ngành, ROA xấp xỉ 1%, nợ xấu dưới 5%.

Các NHTM cần rà soát lại những khách hàng lớn nhất để cho vay, kỳ hạn cho vay để tái cấu trúc. Ngay từ bây giờ phải có biện pháp “quan trọng nhất là cứu, cứu không được cứ bỏ”. Khi có cơ hội khác, ngân hàng sẽ đầu tư để sinh lời lại, bù đắp cho những khách hàng thua lỗ đã qua. NHTM cần đánh giá lại khách hàng có vấn đề, nếu không khả quan thì bỏ qua.

Thứ hai là số hóa, tiết kiệm về thủ tục và thời gian. NHTM nên có phòng thẩm định chuyên biệt. Khi đó ngân hàng sẽ cho vay rất nhanh. Nếu không có thẩm định chuyên biệt, mọi rủi ro sẽ đến cho ngân hàng.

Cuối cùng là công tác giám sát của NHNN, các năm gần đây NHNN đã tích cực tái cấu trúc.

Cát Lam

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD suy yếu

Tuần qua (04-06/09/2024), giá USD lao dốc trên thị trường quốc tế sau khi dữ liệu việc làm trái chiều của Mỹ đã làm tăng nghi ngờ về quy mô hạ lãi suất từ Cục Dự...

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 liệu có đạt mục tiêu 15%?

Ngày 07/09, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã có những nhận định về khả năng hoàn thành...

Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm sâu

Giá mua bán đôla Mỹ trên thị trường chính thức và chợ đen sáng nay tiếp tục giảm sâu hơn 100 đồng một USD.

Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?

Đang có những động thái cho thấy chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Vì sao lại vào thời điểm này và đó là...

Mừng sinh nhật 29 năm, NCB tung quà tặng hấp dẫn tri ân khách hàng

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa triển khai chương trình ưu đãi lớn tri ân khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập ngân...

Dư nợ tín dụng bất động sản tại TPHCM tiếp tục tăng trưởng

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản tại địa bàn TPHCM tiếp tục duy trì tốc độ tăng...

ADB lần thứ hai liên tiếp vinh danh HDBank là ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’ từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu...

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7.1%/năm 

Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5,000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một...

SeABank liên tục tăng hạng trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí...

Sửa đổi Thông tư về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Tổ chức tín dụng phải thực hiện mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98