Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ gặp Thống đốc NHTW Trung Quốc vào cuối tuần này

05/06/2019 11:01
05-06-2019 11:01:21+07:00

Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ gặp Thống đốc NHTW Trung Quốc vào cuối tuần này

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ gặp Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), Yi Gang, tại hội nghị thượng đỉnh G20 – vốn có sự góp mặt các nhà lãnh đạo tài chính – vào cuối tuần này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết vào đêm ngày thứ Ba (04/06).

Cuộc gặp giữa ông Steven Mnuchin và ông Yi Gang sẽ diễn ra trong lúc xung đột thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng hơn sau khi đàm phán thương mại bị chững lại vào đầu tháng 5/2019 và Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc.

Sau khi đàm phán bị chững lại, cả hai bên lên tiếng đổ lỗi cho nhau. Đàm phán thương mại sẽ là chủ đề chính để các bộ trưởng tài chính và nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương từ các nước thuộc G20 bàn luận vào cuối tuần này ở Fukuoka (Nhật Bản). Ông Mnuchin – cùng với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer – đã dẫn dắt các cuộc đàm phán Mỹ-Trung, trong khi ông Yi chỉ nằm trong phái đoàn đàm phán của Trung Quốc chứ không phải trưởng đoàn.

Phát ngôn viên của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, ông Mnuchin sẽ tham gia vào “các cuộc đàm phán song phương” từ ngày thứ Sáu (07/06) cho tới ngày Chủ nhật (09/06). Ông Mnuchin cũng dự kiến gặp các nhà lãnh đạo tài chính từ những quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, Đức, Pháp và Ả-rập Xê-út.

Trong ngày thứ Hai (03/05), Mỹ cho biết họ cảm thấy thất vọng khi Trung Quốc sử dụng Giấy Trắng và các tuyên bố công khai “để chơi trò đổ lỗi, đồng thời gây hiểu nhầm về bản chất và lịch sử đàm phán thương mại giữa hai quốc gia”, theo tuyên bố từ Bộ Tài chính-Đại diện Thương mại Mỹ.

Được chính quyền Trung Quốc công bố vào cuối tuần trước, Giấy Trắng có đoạn khẳng định rằng quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của ông Trump vào ngày 10/05/2019 là vi phạm thỏa thuận đình chiến thương mại giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung.

Trung Quốc hạ giọng, muốn giải quyết xung đột thương mại qua đàm phán

Trong ngày thứ Ba (04/06), Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ cần phải được giải quyết thông qua đàm phán.

Trong một tuyên bố, phát ngôn viên từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Phía Trung Quốc luôn tin rằng xung đột và khác biệt giữa hai bên về kinh tế và thương mại sẽ cần phải được giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn lẫn nhau”. “Tuy nhiên, các cuộc đàm phán phải có nguyên tắc và cần phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi… Hy vọng là Mỹ sẽ bỏ những hành vi sai trái và phối hợp với Trung Quốc. Trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi, chúng ta sẽ kiểm soát sự khác biệt và tăng cường hợp tác để cùng nhau bảo vệ sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ kinh tế-thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Nhận định trên được đưa ra sau khi cả hai bên buông lời đe dọa trong cuộc chiến thương mại hiện tại kể từ khi các cuộc đàm phán bị chững lại vào đầu tháng 5/2019. Trung Quốc được cho là đã ngừng mua đậu nành từ Mỹ và dọa cắt nguồn cung ứng đất hiếm tới Mỹ, còn Mỹ đã thêm Huawei vào danh sách đen, cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei.

Trong ngày Chủ nhật (02/06), Trung Quốc phát hành một tài liệu trong đó mô tả sự khác biệt ngày càng nới rộng giữa đôi bên, cáo buộc Mỹ là nhà đàm phán không đáng tin và đã “trở mặt” trong cuộc đàm phán. Cáo buộc này trái ngược với những thông tin từ truyền thông Mỹ trong vài tuần trước, cho rằng Bắc Kinh đã rút lại gần như toàn bộ cam kết đã nhất trí trong quá trình đàm phán.

“Phía Trung Quốc luôn luôn mang theo sự kiên nhẫn và chân thành nhất để thúc đẩy các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Mỹ-Trung”, trích từ tuyên bố trong ngày thứ Ba (04/06). “Bên Mỹ cáo buộc Trung Quốc ‘trở mặt’ trong các cuộc đàm phán – một điều hoàn toàn vô lý. Trong quá trình đàm phán, chuyện một bên đề xuất chỉnh sửa và thực hiện điều chỉnh nội dung văn bản và các cách diễn đạt có liên quan là chuyện bình thường”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lạm Phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98