Ngành cảng biển hưởng lợi, GMD và VSC được đánh giá cao?

27/06/2019 08:26
27-06-2019 08:26:46+07:00

Ngành cảng biển hưởng lợi, GMD và VSC được đánh giá cao?

Theo Báo cáo Ngành cảng biển vừa mới được công bố của CTCK MB (MBS), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 10%/năm trong 3 - 5 năm tới. Dù vẫn còn những thách thức, ngành cảng biển nhìn chung sẽ hưởng lợi từ bức tranh tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, 2 cổ phiếu cảng biển đáng chú ý là GMDVSC.

5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 101 tỷ USD, tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2018. Tốc độ tăng trưởng có phần khiêm tốn so với các năm trước một phần do tăng trưởng chậm lại ở mảng xuất khẩu điện thoại di động, ngoài ra là do hiệu ứng Tết dài hơn năm 2018. Theo MBS, xuất khẩu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm 2019.

Việt Nam đang tiếp tục được hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. MBS dự báo trong 3 - 5 năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 10%/năm.

Nguồn: MBS

Dù vậy, vẫn có những rủi ro địa chính trị cần phải tính đến. Đáng kể nhất là việc các nhà hoạch định chính sách thương mại Mỹ và giới phân tích đánh giá rằng Việt Nam đang trở thành cổng tuyến xuất khẩu miễn thuế của doanh nghiệp Trung Quốc sang Mỹ. MBS cho rằng dù kết quả kiểm tra thương mại có đúng hay không, vẫn có rủi ro rằng Mỹ sẽ đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bức tranh ngành cảng: Tăng công suất là vấn đề cấp thiết

Trong năm 2018, khối lượng lưu vận của toàn bộ hệ thống cảng Việt Nam đạt 17.8 triệu TEU, tăng 23% so với năm 2017.

Nguồn: MBS

Hai khu vực chính là cụm cảng phía Nam và cụm cảng phía Bắc chiếm chủ đạo tỷ trọng lưu vận hàng hóa thông quan, cũng như phần lớn tăng trưởng lưu vận trong các năm qua. MBS cho biết, hai cụm cảng này đã lọt danh sách 50 cảng container lớn nhất thế giới.

Một trong những chướng ngại trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nằm ở việc các cảng biển trong nước đã và đang hết công suất sử dụng, trong khi chiến lược phát triển lại chưa cụ thể. Thường xuất hiện vấn đề rằng những cảng có cơ sở hạ tầng tốt đạt toàn dụng công suất, nhưng nhiều cảng biển khác mức độ sử dụng thấp hay thậm chí còn không có đối tác.

Việc đầu tư tăng công suất tại các cảng biển là vấn đề cấp thiết, ngoài ra Chính phủ cũng định hướng phát triển hệ thống cảng Việt Nam giống như các cảng lớn trên thế giới, tức là phát triển hệ thống cảng nước sâu. Phía Nam có khu vực Cái Mép - Thị Vải và phía Bắc có khu vực Lạch Huyện tại Hải Phòng được lựa chọn trở thành vị trí cảng biển chiến lược, đóng vai trò là một trong những cảng trung chuyển lớn trên thế giới.

Doanh nghiệp cảng nào tiềm năng?

Các doanh nghiệp cảng biển (có cổ phiếu niêm yết) chủ yếu hoạt động tại khu vực Hải Phòng, do đó MBS lựa chọn cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp có khả năng mở rộng tại khu vực này.

Trong các doanh nghiệp niêm yết, MBS không khuyến nghị với các doanh nghiệp vận hành cảng ở thượng nguồn như PHP hay HAH. Đối với PHP, cảng Hoàng Diệu của công ty còn đang được chuyển đổi công năng để xây cầu phục vụ cho phát triển đô thị Thành phố. Ngoài ra các cảng khác của PHP nằm ở hạ nguồn nên có hiệu năng hoạt động không cao.

Nguồn: MBS

Trong các doanh nghiệp hạ nguồn, VSC và DVP là hai doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, tuy nhiên hiện tại đã đạt toàn dụng công suất và chưa có kế hoạch mở rộng trong thời gian tới. VSC có kế hoạch đầu tư cảng mới tại khu vực Lạch Huyện vào năm 2022 - 2023, tuy nhiên kế hoạch còn tương đối xa theo đánh giá của MBS.

Đối với GMD, doanh nghiệp này có kế hoạch triển khai cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 vào cuối năm 2019. Ngoài ra, GMD còn tái khởi động xây dựng cảng Gemalink tại khu vực Cái Mép để phục vụ cho chiến lược tăng trưởng dài hạn.

Tổng kết, MBS chọn GMD và VSC là cơ hội đáng để xem xét đầu tư.

Thừa Vân

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 17/04: Ưu tiên quản trị rủi ro

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhìn chung đều tỏ ra cẩn trọng, đề cao quản trị rủi ro trong bối cảnh ngắn hạn là thị trường đối diện áp lực bán chốt lời lượng hàng...

Góc nhìn 16/04: Giằng co?

BETA cho rằng dù có tín hiệu hồi phục nhất định, xu hướng chủ đạo của VN-Index vẫn mang tính giằng co và chưa đủ cơ sở xác nhận sự đảo chiều mạnh.

Ngoài giảm thâm hụt thương mại, đòn thuế của Tổng thống Trump còn mục đích nào khác?

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 14/04, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã có những chia sẻ xoay quanh...

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 từ Chứng khoán Maybank, trong kịch bản cơ sở với mức thuế 30 - 35%, VN-Index mục tiêu cuối năm 2025 là 1,230 điểm; kịch bản tốt nhất...

Chuyên gia VPBankS: VN-Index vẫn có thể chạm ngưỡng 1,400 điểm trong năm 2025

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong một kịch bản thận trọng, mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp của...

Góc nhìn 15/04: Tốt xấu đan xen!

Sau phiên đầu tuần tăng gần 19 điểm, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục lạc quan về khả năng tăng điểm trong phiên tới. Dù vậy, một số khác tin rằng thị...

Có nên mua VNM, PNJ và HHV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM vì tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi ngân hàng 12 tháng hiện nay; mua PNJ vì thị phần tiếp...

Góc nhìn tuần 14-18/04: Tiếp đà hồi phục?

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại về thuế quan từ Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tuần tới, với mục tiêu gần là...

PHS hạ dự báo VN-Index năm 2025, thấp nhất có thể về 900 điểm

Trong báo cáo chiến lược tháng 4/2025, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) hạ dự báo VN-Index năm 2025 với triển vọng lợi nhuận toàn thị trường dự kiến 8 - 15% (dự báo cũ là...

VNDIRECT Research: VN-Index kết thúc năm 2025 tại 1,520 điểm trong kịch bản tích cực

Dựa trên các giả định về mức thuế đối ứng, hành động điều hành lãi suất của Fed và SBV, triển vọng nâng hạng thị trường, tăng trưởng EPS và P/E mục tiêu, VNDIRECT...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98