Nối đuôi Samsung, Hyundai Motor, Kia Motors và LG Electronics chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

24/06/2019 13:52
24-06-2019 13:52:11+07:00

Nối đuôi Samsung, Hyundai Motor, Kia Motors và LG Electronics chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc Samsung Electronics, Hyundai Motor, Kia Motors và LG Electronics đang chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong một nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc – một yếu tố có thể khiến họ dễ bị tổn thương trước mức độ cạnh tranh cao ở nước này, xung đột địa chính trị và những yếu tố tiêu cực về kinh tế, vốn tác động rất mạnh tới các tay chơi lớn nhất.

“Có vẻ như họ đã trì hoãn đến mức này để tránh mang lại ấn tượng xấu trong mắt Chính phủ Trung Quốc, nhưng đến giờ thì họ không còn chịu nổi nữa”, một nguồn tin thân cận từ một tổ chức tài chính Nhật Bản thường xuyên làm việc với các công ty Hàn Quốc cho hay.

Samsung đã khởi đầu cho xu hướng trên. Khi doanh số bán điện thoại thông minh tại Trung Quốc rớt mạnh trong những năm gần đây – Samsung chiếm chưa tới 1% thị phần trong năm 2018, tại thời điểm đó, việc Samsung tạm ngưng hoạt động sản xuất ở nhà máy Thiên Tân chỉ còn là vấn đề thời gian.

* Samsung sắp đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc?

Samsung đã thực hiện những gì có thể để tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc, vì đóng cửa hoạt động chắc chắn sẽ mang lại áp lực từ nhiều phía trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc muốn bảo vệ việc làm. Thế nhưng, Samsung cuối cùng đã bỏ cuộc và quyết định ngừng hoạt động sản xuất tại nhà máy Thiên Tân.

Điều này đã tạo ra một loạt các động thái tương tự của các doanh nghiệp Hàn Quốc khác. "Khi Samsung dẫn đầu, gánh nặng tâm lý đối với chúng tôi đã giảm đi phần nào", một nhân viên tại một công ty Hàn Quốc cho biết.

Trong tháng 5/2019, Hyundai Motor tạm thời ngừng hoạt động tại một nhà máy ở Bắc Kinh – vốn có khả năng sản xuất ra 300,000 chiếc xe mỗi năm. Công ty liên kết với Kia Motor sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất xe hơi mang thương hiệu Kia tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô vào cuối tháng này. Nhà sản xuất thiết bị gia dụng LG Electronics gần đây đã chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất tủ lạnh - vốn để xuất khẩu tới Mỹ - tại một nhà máy ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) để chuyển về quê nhà Hàn Quốc.

Trong khi đó, Samsung đang xem xét cắt giảm sâu hơn, cung cấp các gói hưu trí tự nguyện cho nhân viên tại nhà máy điện thoại thông minh Trung Quốc khác của họ ở tỉnh Quảng Đông.

Việc các tập đoàn Hàn Quốc phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và những rủi ro đi kèm với đó chẳng phải điều gì mới lạ. Nhưng thành tích tuyệt vời của những doanh nghiệp như Samsung và Hyundai đã che giấu đi những lo ngại đó trong một khoảng thời gian dài.

Samsung đã dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc trong năm 2012 và sở hữu các thiết bị được nhiều người tiêu dùng Trung Quốc thèm muốn, trong khi Hyundai đứng thứ ba về doanh số bán xe hơi trong năm 2016, chỉ xếp sau Volkswagen và General Motors, nhờ các dòng xe thể thao đa dụng của họ.

Thế nhưng, sự trỗi dậy của những tay chơi Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip và xe hơi – vốn nằm trong số những điểm mạnh nhất của Hàn Quốc – đã mang họ trở về “mặt đất”. Samsung đã bị “đá” khỏi top 10, trong khi Hyundai lại tụt bậc xuống vị trí thứ 6 hoặc thứ 7.

Vấn đề ngày càng trầm trọng hơn với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ của Hàn Quốc trong năm 2017 – một điều mà Bắc Kinh phản đối vì lý do an ninh quốc gia. Động thái này đã châm ngòi cho làn sóng tẩy chay các công ty Hàn Quốc – vốn đã buộc Tập đoàn Lotte ngừng mảng kinh doanh siêu thị ở Trung Quốc.

Các doanh nghiệp tiếp tục cảm thấy “nỗi đau” trong hơn một năm, và ngay khi họ bắt đầu lấy lại phong độ, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lại nổ ra. Trong tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu từ Hàn Quốc đến Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của họ, chiếm khoảng 26% xuất khẩu - đã giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp lên Huawei Technologies của Trung Quốc có vẻ như đã làm mọi chuyện tồi tệ hơn nữa. Nếu các biện pháp này vẫn được giữ nguyên, các đơn đặt hàng chip điện tử khổng lồ từ các công ty Hàn Quốc của Huawei sẽ buộc phải bị hủy bỏ, dẫn tới thị trường bị tràn ngập với lượng hàng tồn kho dư thừa. Điều này có thể sẽ làm giảm giá, kìm hãm lợi nhuận của doanh nghiệp thiết bị bán dẫn của Samsung – vốn là cỗ máy tạo tiền cho Samsung.

Chip điện tử là ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế Hàn Quốc, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu nước này.

Ngay cả khi chưa có vụ thêm Huawei vào danh sách đen, các điều kiện thị trường đã quá tệ, trong đó đà giảm giá kể từ mùa thu năm 2018 đã góp phần lớn vào cú đổ đèo 31% của kim ngạch xuất khẩu thiết bị bán dẫn của Hàn Quốc trong tháng 5/2019.

Hơn nữa, lời đe dọa áp thuế bổ sung từ Mỹ - vốn có thể thực hiện ngay trong tháng này – bao gồm các sản phẩm như điện thoại thông minh và máy tính cá nhân (PC), vốn là những điểm mạnh của Hàn Quốc. Hàng rào thuế quan này sẽ tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp Hàn Quốc có nhập khẩu lượng lớn hàng hóa trung gian như các thành phần chuyển tới Trung Quốc để xử lý và lắp ráp trước khi xuất khẩu thành phẩm tới Mỹ.

Việc hai trong ba nhà mạng lớn nhất của Hàn Quốc quyết định không làm ăn với Huawei về 5G cũng làm Bắc Kinh thêm phần chao đảo.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 2

Khu vực gồm 20 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,2% trong quý 2 so với quý trước đó, thấp hơn mức ước tính 0,3% được đưa ra hồi tháng Bảy.

Thống đốc Fed: 'Đã đến lúc hành động', sẵn sàng cho nhiều đợt hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller đã đưa ra tín hiệu cắt giảm lãi suất trong tháng này trong bối cảnh thị trường lao động hạ nhiệt rõ rệt.

Cựu Bộ trưởng Mỹ: Khả năng Fed giảm 50 điểm cơ bản đã tăng lên sau báo cáo việc làm

Trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ đang có dấu hiệu chững lại, cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers cho biết xác suất giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đã tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98