Thương chiến Mỹ-Trung cũng tác động mạnh tới thị trường việc làm của Trung Quốc

18/06/2019 14:51
18-06-2019 14:51:49+07:00

Thương chiến Mỹ-Trung cũng tác động mạnh tới thị trường việc làm của Trung Quốc

Dạo gần đây, xuất hiện nhiều tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại hiện tại đang gây thêm áp lực cho thị trường việc làm của Trung Quốc.

Theo cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, một số công ty nội địa đang giảm dần việc tuyển dụng các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.

“Vì tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và những bất ổn khác, nhu cầu tuyển dụng những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang giảm dần trong lĩnh vực Internet, tài chính và các ngành khác”, trích từ tuyên bố của phát ngôn viên tại Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC).

“Một số công ty đã hoãn tuyển dụng tại các trường đại học, trong đó một số công ty có thể đã giảm hoặc tạm ngưng tuyển dụng”, theo tuyên bố trên.

Ngoài ra, tuyên bố cũng cho biết tình hình tuyển dụng nói chung cho lứa tốt nghiệp 2019 là “tương đối ổn định” và số lượng việc làm sẵn có vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu tìm việc làm.

Hiện Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó. Kéo theo đó, Mỹ đã quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước. Đáp trả lại, Trung Quốc cũng áp hàng rào thuế quan lên hàng tỷ USD hàng hóa Mỹ.

Đối với Trung Quốc, hàng rào thuế quan và bất ổn đang gây áp lực lên nền kinh tế vốn đang trong xu hướng giảm tốc, sau chuỗi tăng trưởng nhanh chóng cách đây không lâu. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3/2019, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc phải chuẩn bị cho những “giai đoạn khó khăn và chật vật”. Ông đề cập tới việc làm như là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc và cho biết có ít nhất 11 triệu việc làm sẽ được tạo ra ở thành thị trong năm 2019.

Trong những tuyên bố chính thức, Bắc Kinh thường nhấn mạnh tới tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Các chuyên gia kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức khác ở châu Âu và Mỹ cũng nhận thấy, các doanh nghiệp Mỹ đang hứng chịu gánh nặng từ hàng rào thuế quan cao hơn tại thời điểm này.

Việc nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ của Trung Quốc đã giảm 31.8% xuống 28.5 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2019, trong khi nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc giảm 13.9% xuống 106 tỷ USD, theo Liang Ming, Giám đốc Viện Thương mại Quốc tế (IIT) thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc.

Trong quý 1/2019, những mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căng thẳng thương mại là đậu nành vàng, dầu mỏ và máy bay, theo nghiên cứu của ông Liang. Trong cùng kỳ, những mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ từ Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều nhất là một số loại bảng mạch in, bộ định tuyến và modem, báo cáo cho thấy.

Tác động lớn tới việc làm

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc cũng không tránh khỏi tác động từ căng thẳng thương mại.

Việc làm là “một lĩnh vực có thể chịu một số tác động lớn” khi các công ty cố gắng tránh thuế bằng cách chuyển một số bộ phận sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ông Liang nói trong một sự kiện báo chí vào ngày 13/06.

Ông Liang Liang cho biết: “Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu chính quyền địa phương tìm cách giải quyết và tìm hiểu thông tin chi tiết tại các nhà máy, vì vậy cách để đối phó với tình trạng như vậy là giảm sản xuất, nhưng không phải là sa thải nhân viên. Có thể lương sẽ thấp hơn hoặc khối lượng công việc ít hơn, nhưng chúng tôi cần đảm bảo rằng không có công nhân nào bị sa thải”.

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Trung Quốc vẫn còn ở mức thấp, 5% trong tháng 4 và tháng 5/2019.

Tuy nhiên, đối với sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm 2018, tỷ lệ không tìm được việc làm cao hơn, Tân Hoa Xã cho biết trong một báo cáo hôm Chủ nhật, trong đó trích dẫn dữ liệu từ công ty nghiên cứu MyCOS. Hiện khoảng 8.34 triệu người dự kiến sẽ tốt nghiệp các trường đại học Trung Quốc trong năm nay - tăng từ mức 8.2 triệu trong năm 2018, theo Tân Hoa Xã.

Vào ngày thứ Hai (17/06), cơ quan NDRC đã đưa ra bốn cách mà nó cố gắng để giữ cho việc làm ổn định bao gồm:

- Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

- Tăng cường hỗ trợ lương hưu, mẫu giáo, quản lý hộ gia đình và các dịch vụ cộng đồng và gia đình khác.

- Lên kế hoạch đẩy nhanh chương trình kỹ năng nghề.

- Tăng cường giám sát tình hình việc làm để phản ứng nhanh hơn trước những thay đổi.

Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng cho biết vào cuối tháng 11/2018 rằng sinh viên tốt nghiệp lớp 2019 sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tìm kiếm việc làm hoặc bắt đầu kinh doanh riêng, nhất là khi sự không chắc chắn và các yếu tố không ổn định đang gia tăng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 2

Khu vực gồm 20 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,2% trong quý 2 so với quý trước đó, thấp hơn mức ước tính 0,3% được đưa ra hồi tháng Bảy.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98