Xác định xuất xứ hàng hóa để làm gì?

24/06/2019 14:45
24-06-2019 14:45:00+07:00

Xác định xuất xứ hàng hóa để làm gì?

Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan...

Xác định xuất xứ hàng hóa để làm gì? - Ảnh 1.

Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gọi tắt là C/O (Certificate of Origin).

"Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo hướng dẫn của Bộ Công thương hướng dẫn điều ước quốc tế đó" (điều 4, nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8-3-2018).

Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt căn cứ nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27-12-2017 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022 (gọi tắt là thuế suất ACFTA). 

Điều kiện được hưởng thuế suất đặc biệt này được quy định tại điều 4 nghị định 153. 

Cụ thể là phải được nhập khẩu, vận chuyển trực tiếp từ các nước ASEAN, Trung Quốc và đặc biệt phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu E theo quy định.

Các sản phẩm điện gia dụng nhãn hiệu Asanzo do các doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc cung cấp cho Asanzo đều có C/O do cơ quan nhà nước Trung Quốc cấp. 

Với C/O này, doanh nghiệp không chỉ được hưởng thuế suất đặc biệt ACFTA mà còn trực tiếp khẳng định đây là hàng hóa và linh kiện của Trung Quốc. Vì vậy sản phẩm điện gia dụng nhập nguyên chiếc mà ghi xuất xứ Việt Nam là không trung thực.

Đối với tivi, máy lạnh do Asanzo lắp ráp thì sao? Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam nói rằng tỉ lệ nội địa hóa của các sản phẩm này đạt mức 30-40% nên đủ điều kiện gọi là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để xác định và thẩm định tỉ lệ nội địa hóa của một sản phẩm rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều cơ quan chuyên môn thực hiện và phải có quá trình. 

Chưa kể, ông Tam thừa nhận 30-40% tỉ lệ nội địa là "vỏ nhựa, thùng xốp, bao bì giấy, nhân công, nhà xưởng..."!?

Xác định xuất xứ hàng hóa để làm gì? - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia luật, hiện nay việc xác định xuất xứ hàng hóa tivi và máy lạnh Asanzo rất đơn giản, đó là căn cứ vào nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8-3-2018 quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

Điều 9 nghị định này quy định rất rõ: "Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ:

1. Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ), lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

5. Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

6. Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 điều này.

Trong quá trình điều tra, phóng viên Tuổi Trẻ đã vào nhà máy làm việc, thu thập nhiều thông tin và hình ảnh chứng minh Asanzo không sản xuất linh kiện, chỉ nhập khẩu và lắp ráp giản đơn bốn cụm linh kiện với nhau. 

Công nhân lắp ráp chỉ là lao động phổ thông, không có chuyên môn nghiệp vụ, chỉ được hướng dẫn thao tác vỏn vẹn một ngày rồi đứng chuyền "sản xuất". 

Đây là quá trình lắp ráp giản đơn, nên theo quy định thì không được xem đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

Theo các chuyên gia luật, trong trường hợp này cho dù Asanzo có khai báo giá thành linh kiện nhập khẩu chỉ 20-30%, còn chi phí lương và chi phí sản xuất (nội địa hóa) chiếm tới 70-80% giá thành sản phẩm thì cũng không được xét xuất xứ hàng hóa. 

Do đó, nếu Asanzo ghi nhãn mác xuất xứ linh kiện Trung Quốc, lắp ráp tại Việt Nam thì mới đúng bản chất, người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn.

NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ

Tuổi trẻ

* Siêu thị điện máy ngừng bán sản phẩm của Asanzo

* Tạm dừng phát sóng 'Thương vụ bạc tỷ' phần liên quan Chủ tịch Asanzo

* Một số siêu thị điện máy lớn tháo hàng Asanzo khỏi quầy kệ

* Điều tra: Asanzo có lừa dối người tiêu dùng?

* Chủ tịch Asanzo vướng nghi vấn bán hàng Trung Quốc đội lốt Việt là ai?

* Cơ quan chức năng nói gì về vụ Asanzo?

* Điều tra: Thủ thuật xóa dấu vết 'made in China' của Asanzo

* Điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt

* Tước danh hiệu Hàng VN chất lượng cao với Asanzo

* Asanzo có phải là hàng Việt Nam chất lượng cao?





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt...

Hồi phục nhanh sau bão Yagi, Quảng Ninh đón hơn 6 nghìn lượt khách

Sau khi nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du...

Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

Theo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia bậc 1 “kiểu mẫu”.

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Bộ Công Thương vừa được giao nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời...

Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các...

Chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, hơn 2 tháng vẫn bặt tin!

Một khách hàng chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, tài khoản phía người nhận nhầm đã bị phong tỏa nhưng hơn 2 tháng nay vẫn chưa thể lấy lại tiền.

Để nhiều sản phẩm Việt Nam có mặt trên thị trường Hàn Quốc

Bộ trưởng Oh Young Joo cho biết việc có thêm nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc hay có nhiều tiểu thương Việt Nam kinh doanh ở các chợ truyền thống ở...

Canada ban hành kết luận cuối điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam được xác định cụ thể như sau: Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hoà Phát Hải Dương là...

Các đối tác phát triển đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Ngày 13/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Hội thảo có sự tham dự của nhiều đối...

Các quỹ châu Á lập liên minh, hứa hẹn bơm 35 tỉ đô la vào Việt Nam

Một liên minh đầu tư mới thành lập, có tên gọi Vietnam Private Capital Agency (VPCA) đặt mục tiêu thúc đẩy 35 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư chảy vào Việt Nam trong thập...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98