Quan chức Mỹ mời ông lớn công nghệ họp bàn về lệnh cấm Huawei

20/07/2019 09:56
20-07-2019 09:56:17+07:00

Quan chức Mỹ mời ông lớn công nghệ họp bàn về lệnh cấm Huawei

Các cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời các công ty công nghệ Mỹ tới Nhà Trắng vào ngày thứ Hai (22/07) để bàn luận về việc nối lại hoạt động bán hàng cho Huawei Technologies – một công ty đang nằm trong danh sách đen về thương mại, dựa trên nguồn thông tin thân cận từ Bloomberg.

Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tiến hành dàn xếp cuộc họp với các công ty bán dẫn và phần mềm vì họ muốn nói với về cách tiến bước trong tương lai. Dựa trên nguồn tin thân cận, Nhà Trắng đã yêu cầu các công ty bàn luận về những vấn đề kinh tế.

Ông Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Nằm trong số những công ty được mời là Intel và Qualcomm, dựa trên nguồn tin thân cận. Nhà Trắng không lập tức phản hồi về thông tin trên.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đình chiến thuế quan và nối lại đàm phán thương mại. Tại thời điểm đó, Tổng thống Mỹ cho biết sẽ nới lỏng lệnh ràng buộc đối với Huawei và đổi lại, Trung Quốc đồng ý tăng cường mua nông sản Mỹ.

Cuộc họp giữa quan chức Mỹ và các công ty công nghệ là một nỗ lực để thể hiện cho Trung Quốc thấy rằng ông Trump đang nghiêm túc về chuyện cho phép các công ty Mỹ tiếp tục làm ăn với Huawei và khuyến khích Bắc Kinh tăng cường mua nông sản Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận.

Nông sản Mỹ

Trung Quốc đã nói với chính quyền Trump rằng họ chỉ thực hiện mua nông sản Mỹ khi Tổng thống Mỹ cấp giấy phép để các công ty tiếp tục bán hàng cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ đang dẫn dắt quá trình cấp phép cho các công ty và cho biết họ sẽ chỉ cấp phép cho những trường hợp không gây tổn hại đến an ninh quốc gia.

Các công ty Mỹ đã tạm ngưng chuyển hàng cho Huawei sau khi Mỹ thêm ông lớn công nghệ Trung Quốc này vào danh sách đen thương mại trong tháng 5/2019, mặc dù một số công ty vẫn tiếp tục bán một vài mặt hàng không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm.

Một số chuyên gia trong chính quyền Mỹ đang lên tiếng ủng hộ cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ làm ăn giữa Huawei với các nhà cung ứng Mỹ vì lý do an ninh quốc gia và quan điểm của họ được những “chú diều hâu” về Trung Quốc ủng hộ nhiệt liệt.

Trước đó trong tháng này, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết ông Trump cho phép các công ty bán hàng cấp thấp cho Huawei và không gây rủi ro an ninh quốc gia. Chính quyền Mỹ sẽ đảm bảo Huawei không chiếm ưu thế về cơ sở hạ tầng 5G ở Mỹ, ông Navarro nói với CNN.

Vận mệnh của các nhà sản xuất chip

Huawei là một trong những công ty mua nhiều sản phẩm bán dẫn nhất trên thế giới. Việc được tiếp tục tiếp cận đến khách hàng Trung Quốc là rất quan trọng đối với các nhà sản xuất chip như Intel, Qualcomm và Broadcom.

Một số nhà sản xuất linh kiện điện tử quan trọng có cơ sở ở Mỹ đã công bố báo cáo lợi nhuận và đưa ra dự báo thể hiện tác động tiêu cực của xung đột thương mại Mỹ-Trung. Họ tranh luận rằng tình hình tài chính của các công ty công nghệ là rất quan trọng đối với chiến lược dẫn đầu của Mỹ trong một ngành quan trọng về chiến lược.

Hôm thứ Năm (18/07), ông Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer điện đàm về thương mại với những người đồng cấp Trung Quốc. Ông Mnuchin cho biết nếu cuộc điện đàm có tiến triển tốt, ông và ông Lighthizer có thể đến Bắc Kinh để đàm phán trực tiếp.

Hôm thứ Sáu (19/07), ông Trump cho biết cuộc điện đàm với các quan chức Trung Quốc diễn ra “rất tốt đẹp”, nhưng hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Tờ Washington Post trước đó ghi nhận rằng các công ty công nghệ Mỹ dự kiến gặp ông Kudlow ở Nhà Trắng vào ngày thứ Hai (22/07).

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98